Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nổi tiếng là người cực kì giàu có và nắm trong tay khối tài sản khổng lồ tính bằng tỷ đô. Phạm Nhật Vượng từng lọt vào top 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất thế giới vào năm 2013.
Quá trình trở thành tỷ phú đô la của Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng (sinh năm 1968) là một doanh nhân người Việt Nam. Ông có quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng lớn lên tại Hà Nội.
Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup. Phạm Nhật Vượng được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng).
Trước đó vào năm 2010, ông là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008.
Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl - thuộc nhóm các công ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL.
Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.
Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, 2,1 tỷ năm 2016.
Cho đến tháng 3 năm 2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.
Tính tới 10/5/2018, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt 6,9 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 242 thế giới.
Cuộc sống của Phạm Nhật Vượng
Năm 1985 tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Đến năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga, ngành Kinh tế địa chất.
Năm 1992, sau khi tốt nghiệp trường Kinh tế địa chất lại Moscow, ông Vượng cưới bà Phạm Thu Hương rồi đôi vợ chồng trẻ quyết định đến Kharkov, Ukraine sinh sống.
Thời điểm đó cũng là lúc Liên bang Xô Viết sụp đổ, nước Nga rơi vào vòng xoáy lộn xộn và trở nên kiệt quệ của giai đoạn tư bản hóa dưới thời Yeltsin.
Và đây cũng là lúc câu chuyện khởi nghiệp mì gói huyền thoại của chàng trai nghèo bắt đầu. Ông Vượng vay mượn bạn bè được số tiền trị giá khoảng 10.000 USD và mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên là Thăng Long.
Năm 1993, Phạm Nhật Vượng kết hôn với một người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương
Năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư phần lớn lợi nhuận từ việc bán mì gói của công ty đã thành lập trong khoảng thời gian hoạt động kinh tế tại Ukraina về quê hương Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang.
Sau đó, ông về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ và bắt đầu sản xuất mì ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa.
Technocom cũng ra đời từ đó, lúc đầu còn xa lạ với người dân Ukraine nhưng sau đó lại nhanh chóng được đón nhận.
Những năm tháng tiếp sau đó Technocom kinh doanh rất thuận lợi, liên tục mở nhà máy mới mà vẫn không đủ sản phẩm để bán, khi đó sản phẩm mì gói Minava trở thành một thương hiệu đặc biệt hấp dẫn với người dân Ukraine.
Tiếp tục mở rộng thị trường của mình bằng cách sản xuất thêm bột canh, Technocom lại một lần nữa làm hài lòng các bà nội trợ nơi đây.
Nhưng cũng giống như bất kì doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, Phạm Nhật Vượng gặp những khó khăn về vốn đầu tư.
Thời gian đầu, ông vay mượn gần 100.000 USD từ một số bạn bè là người Việt kinh doanh tại Nga với mức lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Phải mãi vài năm sau này ông mới trả hết số vốn vay mượn được.
Nhưng may mắn đã mỉm cười với ông khi ông vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc Châu Âu với mức lãi suất 12% một năm.
Nhờ đó mà Technocom có cơ hội đẩy mạnh sản xuất hai thương hiệu mì và bột canh để trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine.
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội (Việt Nam).
Tập đoàn Vingroup của Phạm Nhật Vượng hiện tại là một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất ở Việt Nam với nguồn lợi nhuận khổng lồ từ các hoạt động đầu tư.
Giờ đây, ở tuổi 46, Phạm Nhật Vượng trông thật trẻ trung, sung sức, tràn đầy nhiệt huyết như chính những công trình mà ông xây dựng.
Đi lên từ hai bàn tay trắng, chưa khi nào ông nghĩ mình lại có được trong tay một tập đoàn đồ sộ như thế này. Trước đây, khi nhà máy mỳ bắt đầu có lợi nhuận vào năm 1997-1998, lúc đó ông từng nghĩ khi nào mình có 2 triệu USD thì nghỉ làm, đi chơi.
Thế nhưng, ông Vượng đã không dừng lại ở 2 triệu USD và cũng không nghỉ làm việc để đi chơi. Công việc cuốn ông đi và ngày hôm nay, Vingroup là một tập đoàn giá trị khoảng 74.980 tỷ đồng, tuyển dụng hàng nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp.
Riêng ông nắm giữ số cổ phiếu đạt 19.780 tỷ đồng trong Vingroup.
Phuong Thao
Theo Thế Giới Trẻ