Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm

11/11/2019 10:50

"Cuối cùng, những cư dân này chỉ đơn giản là đi đến ngưỡng cửa phòng vệ sinh và dừng lại ngay bậc cửa để giải tỏa", Cirakoglu chia sẻ. Mỗi ngày lại tiến ra một chút và đầy lên một chút: 150 kg phân người.


"Cuối cùng, những cư dân này chỉ đơn giản là đi đến ngưỡng cửa phòng vệ sinh và dừng lại ngay bậc cửa để giải tỏa", Cirakoglu chia sẻ. Mỗi ngày lại tiến ra một chút và đầy lên một chút: 150 kg phân người.

Vào đời với tấm bằng thạc sĩ năm 24 tuổi, nhưng Tugrul Cirakoglu, một anh chàng người Hà Lan lại chọn một việc làm ít người có thể tưởng tượng được: Anh ấy biến mình thành một người dọn dẹp vệ sinh.

Bỏ hết tất cả những kiến thức chuyên môn trong ngành quản trị và kinh doanh quốc tế, Cirakoglu lên mạng internet, tự tìm tòi xem với mỗi loại vết bẩn thì mình nên dùng chất tẩy nào, khử trùng ra sao. Cách sử dụng bàn chải, xẻng, găng tay, yếm, thậm chí máy hút bụi chuyên dụng hóa ra đều có trên internet.

Với 300 USD thậm chí không phải của mình, Cirakoglu lập một công ty lau dọn, tự mình làm chủ và tự mình làm việc. Các hợp đồng ban đầu anh giành được đơn giản là thu dọn chiến trường của những bữa tiệc tại gia, đôi khi là dọn phòng trọ của những sinh viên lười nhác.

Nhưng thật bất ngờ, công việc phát triển đến độ Cirakoglu bắt đầu thèm muốn những phi vụ bẩn thỉu, thậm chí siêu bẩn thỉu. Anh ấy chuyển sang dọn những ngôi nhà chất đống rác rưởi của những người mắc hội chứng tích trữ, dọn nhà vệ sinh công cộng, hiện trường vụ án hay thậm chí những xác chết bốc mùi bị bỏ quên hàng tháng trời trong nhà.

Trên tài khoản Instagram của mình, Cirakoglu thường xuyên đăng hình giới thiệu cũng như quảng cáo công việc của mình. Tuy nhiên, phải cảnh báo trước rằng những hình ảnh này thứ bạn không nên xem trong khi đang ăn uống.

Mọi chuyện đã bắt đầu như thế nào?

Đối với Cirakoglu, mọi chuyện đã bắt đầu theo một cách hết sức vô thưởng vô phạt. Năm năm trước, Cirakoglu tốt nghiệp và lấy bằng Thạc sĩ Quản trị & Kinh doanh Quốc tế, Mặc dù vậy, anh ấy vẫn phải loay hoay tìm việc.

Cùng thời điểm, một quỹ khởi nghiệp cấp cho anh ấy một món tiền nhỏ, vỏn vẹn chưa tới 300 USD. Nhưng Cirakoglu nghĩ "Tại sao không thành lập một công ty của chính mình?". Thế là Frisse Kater ra đời.

Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 1.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 2.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 3.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 4.

Ban đầu, Cirakoglu chỉ tập trung cung cấp dịch vụ "dọn dẹp sâu" cho những bữa tiệc tại nhà. Nhưng dần dần, Cirakoglu bắt đầu nhận thấy những công việc càng bẩn thì công ty của anh sẽ càng kiếm được nhiều tiền.

"Thứ nào càng bẩn [với chúng tôi] thì lại càng hấp dẫn", Cirakoglu cho biết. Và điều đó gần như trở thành cả slogan lẫn nguyên tắc kinh doanh của anh.

Thế là từ những phòng trọ sinh viên cho tới những bữa tiệc tại nhà, Cirakoglu bắt đầu chinh phục những thử thách mới. Frisse Kater được định hướng tập trung hoàn toàn vào các công việc dọn dẹp cực kỳ bẩn thỉu, ngoài sức tưởng tượng với lời hứa của Cirakoglu: Sẽ làm mọi thứ trở lại như cũ, "như chưa từng có gì xảy ra".

Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 5.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 6.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 7.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 8.

Cirakoglu luôn hứa với khách hàng sẽ làm mọi thứ trở lại như cũ, "như chưa từng có gì xảy ra".

Mỗi nơi mà Cirakoglu ghé thăm đều ẩn chứa những vấn đề vệ sinh trầm trọng cho đến kinh hoàng. Từ nhà của những người mắc hội chứng tích trữ cho đến những người tự đào đất chôn mình, và cả ngôi nhà của họ. Hiếm có điều gì trên đời mà Cirakoglu chưa từng thấy.

Tháng Năm vừa rồi, một hiệp hội nhà ở đã gọi Cirakoglu đến để xúc 150 kg phân người ra khỏi phòng vệ sinh, khi những cư dân xung quanh phàn nàn về mùi hôi thối tỏa ra từ đó.

Chính họ chứ không phải ai khác đã gây ra vấn đề. Mặc dù nhà vệ sinh công cộng này đã bị tắc một khoảng thời gian, nhưng cư dân ở đây vẫn tiếp tục giải tỏa nỗi buồn của họ cho đến khi phân phủ kín sàn nhà.

"Cuối cùng, những cư dân này chỉ đơn giản là đi đến ngưỡng cửa phòng vệ sinh và dừng lại ngay bậc cửa để giải tỏa", Cirakoglu chia sẻ. Mỗi ngày lại tiến ra một chút và đầy lên một chút: 150 kg phân người.

Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 9.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 10.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 11.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 12.

Mỗi nơi mà Cirakoglu ghé thăm đều ẩn chứa những vấn đề vệ sinh trầm trọng cho đến kinh hoàng.

Trở lại năm 2017, một đợt Cirakoglu được gọi đến Eindhoven, Hà Lan để giải quyết một xác chết. Thi thể nằm ở đó năm tháng trời mà không ai biết. Nó đã phân hủy tới mức không còn có thể nhận dạng. Mùi hôi thối tỏa ra nồng nặc và khi chiếc cửa sổ căn nhà được mở ra, những vị khách đang thuê phòng trong khách sạn đối diện buộc phải rời đi.

Dịch lỏng và chất thải của thi thể lan rộng và thấm xuống hơn 10 mét vuông sàn nhà trong nhiều tháng trời. Ngôi nhà ở trong tình trạng không thể tưởng tượng, đến nỗi chủ của nó sẵn sàng trả mức giá đầu tiên mà Cirakoglu đưa ra chỉ để dọn dẹp nó một cách triệt để.

Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 13.

Một ngày làm việc với giá 4.000 USD

Ngoài những trường hợp phải đối mặt với xác chết do tai nạn, Cirakoglu cũng thường nhận được những đơn hàng dọn dẹp hiện trường vụ án, kể cả án mạng chết người. Anh giải thích rằng một số trường hợp sẽ cần phải làm sạch nhiều hơn các trường hợp khác.

Vì vậy, Cirakoglu chia công việc của mình thành nhiều mức định giá. Việc càng "nặng" thì giá lại càng cao. Ví dụ, làm sạch 150 kg chất thải con người trong một phòng vệ sinh bị tràn sẽ thuộc vào loại nặng nhất, có giá khoảng 4.000 USD/ngày công.

Và bởi những công việc mà Cirakoglu nhắm tới, mức nhẹ nhất đâu đó cũng có giá 2.000 USD/ngày công. Doanh thu năm 2018, Cirakoglu đã kiếm được gần 300.000 USD (khoảng 7 tỷ VNĐ) và anh nghĩ đẩy con số lên 1 triệu USD mỗi năm là một điều khả thi.

Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 14.

Có được mức lương đáng ghen tị trong một lĩnh vực chưa từng được đào tạo qua – nhưng sự thật là Cirakoglu đã tự học. Trong khoảng thời gian 4 tháng đầu, anh ấy đơn giản là đọc mọi thứ anh ấy cần trên internet, ngay cả cách làm những công việc khó khăn nhất.

Internet trở thành một giáo trình dạy Cirakoglu đủ thứ, từ làm sạch các dịch lỏng thi thể như thế nào, nên sử dụng chất làm sạch nào, chất khử trùng, tẩy nhờn nào là tốt nhất trong môi trường hợp? Cách chọn bàn chải, xẻng, găng tay, yếm... Cirakoglu tự mình học hết tất cả.

Một lợi thế trong lĩnh vực này, đó là Cirakoglu không cần phải trải qua bất kỳ loại hình kiểm tra hay xin giấy phép nào, bởi lĩnh vực này hoàn toàn là một vùng bị "bỏ hoang" trong luật pháp. Chính Cirakoglu cũng phải thấy "kỳ lạ" vì điều đó.

Thứ duy nhất mà anh cần có là giấy phép vận chuyển chất thải y tế, những thứ không thể được xử lý trong thùng rác thông thường. Ngoài ra, không có bất kỳ giấy phép hay luật nào điều chỉnh hoạt động của Cirakoglu, một cá nhân, một doanh nhân kiêm người dọn dẹp.

Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 15.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 16.

Khí độc và máu

Không chỉ là những môi trường bẩn thỉu, công việc của Cirakoglu đôi khi cũng khá nguy hiểm. Anh ấy chia sẻ rằng khi ai đó qua đời mà bị bỏ quên trong một khoảng thời gian đáng kể, thi thể người đó bắt đầu phân hủy và tạo ra một loại bụi.

Nhiệm vụ của bạn là phải quét hoặc hút những đống bụi này, nhưng một khi làm vậy, chúng sẽ bị thổi mù lên. "Nếu bạn hít chúng vào, về cơ bản, bạn đang hít vào các bộ phận của người đã chết. Bạn có thể mắc phải tất cả các loại bệnh từ đó", Cirakoglu nói.

Anh cũng cảnh báo rằng bạn cần phải cẩn thận với máu - ngay cả khi máu của người người chết đã đông lại được một thời gian, nó vẫn có nguy cơ gây nhiễm trùng.

Và đối với tất cả các hợp đồng này, khách hàng sẽ phải trả thêm phí bảo hiểm.

Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 17.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 18.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 19.
Vào đời với bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp, anh chàng đi dọn vệ sinh dạo kiếm 7 tỷ mỗi năm - Ảnh 20.

Nhưng an toàn vẫn là trên hết, mỗi khi Cirakoglu lên đường làm nhiệm vụ, anh đều trang bị cho mình mọi thiết bị chuyên dụng cần thiết. Chẳng hạn, một chiếc máy hút bụi đặc biệt có các bộ lọc vi khuẩn tránh cho chúng bị thổi lại vào không khí. Thiết bị này có giá rất đắt - có thể lên tới 1.600 USD.

Nhưng như Cirakoglu chia sẻ, sự bẩn thỉu, thậm chí nguy hiểm không phải là điều khó khăn nhất mà anh phải đối mặt.

"Tôi không thấy sốc khi có ai đó bị sát hại; điều đó đã xảy ra từ thuở khai thiên lập địa. Điều làm tôi ngạc nhiên là sự cô đơn và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Hà Lan", Cirakoglu nói với.

Anh không thể giải thích nổi tại sao mọi người sẵn sàng sử dụng một nhà vệ sinh bị tắc trong nhiều tháng trời. Hình ảnh một nhà vệ sinh đầy phân người từ ngưỡng cửa khác hẳn với những hình dung xinh đẹp mà người ta thường có về đất nước Hà Lan.

"Và bạn sẽ phải tự hỏi làm thế nào một người có thể nằm chết trong nhà mình suốt năm tháng mà không được ai chú ý hay quan tâm đến", Cirakoglu nói. "Sau đó, bạn bắt đầu nhận ra Hà Lan thực sự là một trong những quốc gia sống theo chủ nghĩa cá nhân thực dụng nhất trên thế giới".


Theo ZKnight

Trí Thức Trẻ