Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Vì sao Mỹ “sốt vó” khi Trung Quốc dọa cắt nguồn cung đất hiếm?

01/06/2019 08:16

Việc Trung Quốc đe dọa kìm hãm nguồn xuất khẩu đất hiếm tới Mỹ có thể dịch chuyển cán cân quyền lực trong cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang hiện nay khi cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục củng cố vị thế của mình.

Trong ngày thứ Tư (29/05), tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai cảnh báo Mỹ rằng Trung Quốc sẽ cắt nguồn cung khoáng sản đất hiếm như là một biện pháp đáp trả trong cuộc chiến thương mại.

Khoáng sản đất hiếm chứa 17 nguyên tố có thể khai thác trong lớp vỏ trái đất, trong đó có thể kể tới như cerium, europium và lutetium. Chúng thường được sử dụng trong mọi thứ, từ động cơ xe hơi và thiết bị điện tử cho tới lọc dầu và dầu diesel sạch cho tới nhiều hệ thống vũ khí quan trọng mà Mỹ dùng để bảo vệ an ninh quốc gia, bao gồm tia laser và hệ thống ra đa.

Khoảng 35% dự trữ đất hiếm toàn cầu đang ở Trung Quốc – nhiều nhất trên thế giới, và quốc gia này đang là cái máy sản xuất đất hiếm, sản xuất 120,000 metric tấn, tương đương 70% đất hiếm trong năm 2018, theo Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Đặt lên bàn cân so sánh, Mỹ khá lép vế khi chỉ sản xuất 15,000 metric tấn đất hiếm trong năm 2018 và có tổng cộng 1.4 triệu tấn dự trữ, trong khi Trung Quốc dự trữ tới 44 triệu tấn.

Lượng tiêu thụ  hợp chất đất hiếm và kim loại của Mỹ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, vốn đã tăng lên 160 triệu USD trong năm 2018, theo USGS. 80% đất hiếm đến từ Trung Quốc. Tệ hơn nữa, mặc dù các quốc gia khác cũng cung ứng đất hiếm cho Mỹ, bao gồm Estonia (6%), Pháp (3%) và Nhật Bản (3%), nhưng phần lớn nguyên vật liệu mà họ sản xuất ra đều từ khoáng chất cô đặc và chất hóa học do Trung Quốc sản xuất, theo Hui Shan, Chuyên viên phân tích hàng hóa tại Goldman Sachs.

“Sự phụ thuộc vủa Mỹ vào nguồn cung từ Trung Quốc có thể còn cao hơn cả những gì dữ liệu nhập khẩu cho thấy”, Shan cho biết trong báo cáo ngày thứ Tư (29/05).

Xét tới mức độ phụ thuộc của Mỹ vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc, mối đe dọa cắt nguồn cung ứng của Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho nhiều ngành bao gồm thiết bị công nghệ cao, xe hơi, năng lượng sạch và quốc phòng. Một ví dụ điển hình là nguyên tố lanthanum.

“Ngành thủy tinh là ngành tiêu thụ đất hiếm lớn nhất. Thật vậy, nguyên tố lanthanum có lúc chiếm tới 50% trong ống kính của máy ảnh kỹ thuật số, bao gồm cả camera của điện thoại di động. Xe điện lai (Hybrid electric cả) sử dụng nhiều lanthanum trong cục pin – 10-15 kilogram mỗi chiếc xe”, Michael Widmer, Chiến lược gia về kim loại tại Bank of America Merrill Lynch, cho biết trong một báo cáo.

“Mối tương tác nguy hiểm”

Nguyên vật liệu đất hiếm cũng rất quan trọng với hệ thống quốc phòng của Mỹ vì chúng được sử dụng trong tia laser, hệ thống ra đa, sonar, hệ thống quan sát ban đêm, động cơ máy bay phản lực và thâm chí hợp kim cho xe bọc thép. Mỹ phụ thuộc vào những hệ thống này để bảo vệ an ninh quốc gia.

Trong ngày thứ Tư (29/05), Lầu năm góc (Pentagon) đã trình một báo cáo tới Quốc hội Mỹ về khoáng sản đất hiếm trong một nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau khi tờ People’s Daily của Trung Quốc cảnh báo họ sẽ cắt đứt nguồn cung đất hiếm, đồng thời nói rằng “đừng nói là chúng tôi không cảnh báo trước”.

Trong báo cáo năm 2018 của Bộ Quốc phòng Mỹ, sự thống trị của Trung Quốc về khoáng sản đất hiếm đã được nhấn mạnh, vì nó cho thấy “sự tương tác nguy hiểm tiềm tàng giữa sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc được dẫn dắt bởi các chính sách công nghiệp chiến lược và những lỗ hổng và khoảng trống trong cơ sở sản xuất và công nghiệp quốc phòng của Mỹ”.

“Về mặt chiến lược, Trung Quốc đã làm ngập tràn trên thị trường toàn cầu bằng đất hiếm với mức giá trợ cấp, đào thải những đối thủ cạnh tranh và ngăn chặn những tay chơi mới bước vào thị trường”, trích từ báo cáo trên.

Nguồn cung từ các quốc gia khác

Mặc dù Trung Quốc vẫn đang vượt trội trên thị trường, nhưng sản lượng từ các quốc gia khác cũng đang tăng trưởng – vốn có thể cung cấp nguồn cung ứng thay thế cho Mỹ, theo Credit Suisse.

Sản lượng từ các quốc gia khác lên 29% sản lượng toàn cầu, từ mức 3% trong năm 2009, theo Manish Nigam, Chuyên viên phân tích cổ phiếu của Credit Suisse, cho biết trong một báo cáo ngày thứ Năm (30/05).

“Một cơ sở ở Mỹ đang trong quá trình phục hồi kể từ năm 2018 và liên doanh Australia-Malaysia có năng suất sản xuất cao hơn cả toàn bộ nhu cầu của Mỹ, mặc dù việc xử lý một số oxit vẫn được thực hiện ở Trung Quốc.

Tác động của lệnh cấm xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ có tác động khác nhau tới các lĩnh vực khác nhau của Mỹ và các quốc gia khác, Nigram cho biết, đồng thời lưu ý rằng xe điện và năng lượng sạch bị tác động mạnh nhất.

Dù vậy, bất kỳ sự leo thang tại thời điểm này đều gây ra rủi ro tới thị trường khi chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh vì cuộc chiến thương mại. Chỉ số S&P 500 giảm 5.4% trong tháng 5/2019, sắp ghi nhận tháng giảm đầu tiên trong năm 2019.

“Tác động của việc Trung Quốc giới hạn xuất khẩu đất hiếm tới Mỹ có thể có tác động lớn hơn tới thị trường tại thời điểm này vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung”, ông Shan của Goldman Sachs cho hay. “Nhà đầu tư có lẽ sẽ kỳ vọng động thái đáp trả của Mỹ và các tài sản rủi ro cao như đồng có thể đối mặt với nhiều ‘cơn gió ngược’ hơn tại thời điểm này”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI