Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Việt Nam trở thành điểm sáng nhất thế giới về tăng trưởng cạnh tranh, Singapore vượt Mỹ trong top 1

09/10/2019 18:20

Việt Nam được chú ý khi là nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất thế giới với đà tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng, từ 77 lên 67. Nguyên nhân chính được đánh giá là do chiến tranh thương mại đã đẩy rất nhiều nhà máy sản xuất rời Trung Quốc sang Việt Nam.


Việt Nam được chú ý khi là nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất thế giới với đà tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng, từ 77 lên 67. Nguyên nhân chính được đánh giá là do chiến tranh thương mại đã đẩy rất nhiều nhà máy sản xuất rời Trung Quốc sang Việt Nam.

Mới đây, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã xếp hạng Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, trong khi những thị trường lớn khác ở Châu Á như Ấn Độ hay Indonesia lại bị hạ bậc.

Bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của WEF mới được công bố cho thấy Singapore đã vượt Mỹ trong số 141 quốc gia để trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Những ưu điểm chính khiến Singapore lên top đầu là cơ sở hạ tầng, chất lượng đường xá cũng như mức độ hiệu quả của hệ thống vận tải cảng biển, sân bay.

Mặc dù bất ổn địa chính trị và chiến tranh thương mại có thể tác động tiêu cực nhưng báo cáo cho rằng Singapore và Việt Nam vẫn sẽ hưởng lợi từ xung đột giữa 2 nền kinh tế Mỹ-Trung. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính và kinh tế vĩ mô của Singapore cũng được nâng hạng.

Việt Nam trở thành điểm sáng nhất thế giới về tăng trưởng cạnh tranh, Singapore vượt Mỹ trong top 1 - Ảnh 1.

Ngoài điểm sáng Singapore, Việt Nam cũng được chú ý khi là nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất thế giới với đà tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng, từ 77 lên 67. Nguyên nhân chính được đánh giá là do chiến tranh thương mại đã đẩy rất nhiều nhà máy sản xuất rời Trung Quốc sang Việt Nam.

Trong khi đó, nền kinh tế lớn của khu vực là Indonesia lại giảm 5 bậc xuống thứ 50. Báo cáo cho rằng Indonesia nên tăng cường khả năng tiếp xúc công nghệ của người dân hơn nữa trong bối cảnh hiện nay. Dẫu vậy Indonesia vẫn là nền kinh tế cạnh tranh thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan nhờ độ lớn cũng như sự ổn định của thị trường.

Ấn Độ cũng giảm 10 bậc xuống thứ 68 do không có cơ chế mở cửa thị trường hiệu quả cũng như thiếu các biện pháp bảo vệ quyền lợi người lao động.

Tại Châu Á, Nhật Bản cũng bị hạ bậc do thiếu lao động nữ trong thị trường việc làm, qua đó giảm 1 bậc xuống thứ 6. Dẫu vậy, báo cáo của WEF vẫn đánh giá Nhật Bản là một trong những nền kinh tế sáng tạo hàng đầu thế giới.

Điều đáng ngạc nhiên là Hong Kong đứng thứ 3 về xếp hạng cạnh tranh, tăng 4 bậc so với năm ngoái nhờ sự cải thiện về hệ thống y tế cũng như tài chính. Dẫu vậy những bất ổn chính trị gần đây khiến tương lai của nền kinh tế này còn khá mờ mịt.


AB

Theo Nhịp Sống Kinh Tế