Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Xây dựng mối quan hệ với bất cứ ai trong 15 ngày - Ngày thứ năm: Đừng 'nhảy bổ vào miệng người khác', hãy luyện tập lắng nghe tích cực

17/11/2018 18:57

Hãy hỏi đồng nghiệp những điều họ muốn nói để bạn có thể lắng nghe và hiểu họ.


Hãy hỏi đồng nghiệp những điều họ muốn nói để bạn có thể lắng nghe và hiểu họ.

Hiện nay, 85% công việc được lấp đầy thông qua các mối quan hệ và những nhân viên có bạn tại nơi làm việc sẽ gắn bó với công ty hơn. Mối quan hệ chắc chắn trong công việc là chìa khóa giúp bạn tiến bước và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Tuy vậy, việc tạo mối quan hệ dường như là quy tắc bất thành văn thay đổi nhanh khiến bạn luôn phải trau dồi thêm kiến thức. Dù cho bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hay chuyên gia dày dặn kinh nghiệm nhiều thập kỷ, chúng tôi đều muốn giúp bạn tăng cường chất lượng mối quan hệ của mình.

Dưới đây là series bài thử thách nghề nghiệp "Xây dựng mối quan hệ chắc chắn hơn trong 15 ngày."

Bài trước:

Xây dựng mối quan hệ với bất cứ ai trong 15 ngày - Ngày thứ nhất, phải nhớ: Hãy phục vụ chứ đừng bán!

Xây dựng mối quan hệ với bất cứ ai trong 15 ngày - Ngày thứ hai: Tạo ra mạng lưới kết nối thông minh, chu đáo và liên tục

Xây dựng mối quan hệ với bất cứ ai trong 15 ngày - Ngày thứ ba: Dùng nhiều thiết bị điện tử sẽ khiến mối quan hệ giảm niềm tin và khó cảm thấy gần gũi

Xây dựng mối quan hệ với bất cứ ai trong 15 ngày - Ngày thứ tư: 3 cách để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp

Ngày thứ #5: Học cách lắng nghe tích cực

Miguel, Phó chủ tịch tại một công ty chăm sóc sức khỏe, liên tục nhận được phản hồi tiêu cực về khả năng lắng nghe của ông. Trong khi ông thành công trong việc tạo ra kết quả kinh doanh tốt, đội nhóm của ông đã báo lại rằng họ sẽ thấy có động lực hơn nếu cảm thấy được kết nối hơn với ông. Sau cuộc họp với ông, họ thậm chí không chắc ông có nghe họ nói, không biết được rằng liệu ông sẽ xem xét những ý tưởng đó không. Vào những cuộc họp tiếp theo, thường thấy rõ là Miguel không đặt hết sự chú ý vì ông ấy sẽ đề xuất một số ý kiến mà đội nhóm của ông đã chia sẻ nhưng theo hướng suy nghĩ của riêng mình.

Tôi quan sát Miguel trong các cuộc họp và có phát hiện đáng ngạc nhiên. Nhìn từ bên ngoài, ông ấy là người rất chú ý lắng nghe. Ông sẽ gật đầu, mỉm cười, trao đổi ánh mắt và nói "uh-uh" suốt. Ông ấy thậm chí có thể thuộc luôn những gì người kia vừa nói.

Miguel nói, "Tôi nắm bắt rất nhanh những điều người khác nói, nhưng rồi tôi mất tập trung chỉ sau vài câu của họ. Tâm trí tôi bắt đầu miên man, và trước khi tôi nhận ra điều đó, tay chân tôi đã làm việc khác mất rồi."

Miguel chỉ có chuyển động lắng nghe tích cực, ông không hề nghe họ. Khi nghĩ việc nâng cao kĩ năng nghe của mình, ông ấy không cho rằng nó là 1 điều bắt buộc. Tôi đến nói chuyện với các thành viên trong nhóm và chia sẻ những ý kiến chân thực của họ về ảnh hưởng của việc thiếu sự lắng nghe của ông ấy với năng suất công việc. Một vài người nói rằng họ đã mất đi động lực cho việc đổi mới vì đằng nào Miguel cũng đã quyết định rồi và có vẻ ông cũng không hứng thú với việc nghe họ nói. Một vài người khác cảm thấy thất vọng vì quỹ thời gian đã bị lãng phí cho những cuộc họp liên tiếp nhưng kết quả đều giống nhau. Nhiều người nói rằng họ thấy không được coi trọng còn vài nhân viên ngỏ ý rằng họ đang tìm những công việc bên ngoài khác.

Xây dựng mối quan hệ với bất cứ ai trong 15 ngày - Ngày thứ năm: Đừng nhảy bổ vào miệng người khác, hãy luyện tập lắng nghe tích cực - Ảnh 1.

Miguel đã quên mất điều quan trọng nhất lâu dài: những mối quan hệ tốt đẹp. Và điều đó không thể giả vờ được.

Thành thật lắng nghe một cách tích cực không chỉ tốt cho các mối quan hệ mà còn cả cho não bộ nữa. Trong thực tế, lắng nghe tích cực làm tăng nồng độ oxytocin trong não của cả người nói và người nghe. Oxytocin, thường được ví như kích thích tố tình yêu, có thể giúp xây dựng mối liên kết và sự tin tưởng trong bất kì mối quan hệ nào. Khi bạn tham gia vào một cuộc đối thoại mà bạn cảm thấy được lắng nghe, oxytocin được tiết ra trong cơ thể bạn và sẽ dẫn dắt bạn tiếp tục tìm kiếm những người đã cùng tạo liên kết với bạn và đầu tư cho những mối quan hệ đó.

Miguel bắt đầu cải thiện kĩ năng nghe tích cực của ông ấy theo 5 bước sau:

Tập trung. Lần tới, khi bạn tham gia vào một buổi hẹn với ai đó mà bạn nghĩ là lôi cuốn, hãy chú ý xem mức độ tập trung của cô ấy với người khác là như thế nào. Chúng ta cho rằng ai đó lôi cuốn khi cô ấy đối xử với ta như thể ta là người duy nhất ở đó, chứ không phải khi cô ấy chỉ biết có bản thân.

Trong một cuộc họp, bạn ngồi đó với bản báo cáo trước mặt, nhưng bạn đang lên kế hoạch cho cả tuần trong đầu đấy à? Bạn sẽ giảm được thời gian họp xuống nếu bạn hoàn toàn tập trung ở đó. Bạn sẽ tránh được sự lặp lại và hiểu lầm, nhận được những tín hiệu không lời trước khi chúng trở thành vấn đề lớn hơn.

Khi bạn nói chuyện điện thoại, dùng video call bất cứ khi nào có thể và đặt camera sao cho người kia có thể thấy được tay bạn trong suốt cuộc gọi để cho người đang trò chuyện qua điện thoại với bạn biết bạn không làm nhiều việc cùng lúc. Nếu bạn muốn ghi chú lại, đặt những gì bạn đang làm lên trước mặt và nên viết tay lại ghi chú đó.

Đừng cướp lời khi người khác đang nói chuyện.

Hãy tưởng tượng bạn vừa đạt thành tựu trong công viêc và bạn quá mức hào hứng nên bạn kể cho người quản lý của mình về điều đó. Nhưng thay về bàn về chi tiết của dự án bạn đang nói, ông ta nói rằng "Tuyệt đó", rồi kể câu chuyện về thành quả công việc của ông ta. Bạn ỉu xìu và cảm thấy không có tí liên kết nào với người quản lý sau cuộc nói chuyện.

Hãy nhớ cảm nhận đó khi có người chia sẻ gì đó với bạn. Chỉ cần nghe và hiểu câu chuyện thôi. Bạn có thể nói ngắn gọn rằng "Câu chuyện này nhắc tôi nhớ về 1 trải nghiệm tương tự" để cho thấy sự đồng cảm nhưng rồi quay lại tập trung lắng nghe. Cho người khác một không gian an toàn để để chia sẻ câu chuyện của họ sẽ giúp mối quan hệ trọn vẹn hay thậm chí củng cố nó.

Xây dựng mối quan hệ với bất cứ ai trong 15 ngày - Ngày thứ năm: Đừng nhảy bổ vào miệng người khác, hãy luyện tập lắng nghe tích cực - Ảnh 2.

Hãy quan tâm đến người khác. Ngay từ đầu, hãy hỏi đồng nghiệp những điều họ muốn nói để bạn có thể lắng nghe và hiểu họ. Bạn thậm chí có thể viết lại để nhắc nhở bản thân về mục đích của cuộc nói chuyện. Điều này sẽ giúp bạn lắng nghe tích cực hơn thay vì đưa ra giải pháp. Nếu người kia yêu cầu phản hồi từ bạn, hãy nghĩ về điều mà người đó đã bỏ qua thay vì đưa ra lời khuyên. Ví dụ, trong suốt cuộc họp để bàn về một kế hoạch khó có thể triển khai, ai đó hỏi "Nhược điểm của việc duy trì hiện trạng là gì?" Câu hỏi nhấn ngay vào điểm quan trọng khiến mọi người biết bản thân nên thay đổi.

Hỏi đúng vấn đề. Tại một số thời điểm, bạn có thể có đưa ra lập luận của bản thân bằng cách đặt một câu hỏi được ngụy trang khéo léo. Sau tất cả, đặt câu hỏi cho thấy bạn đang lắng nghe, đúng chứ? Điều đó còn phụ thuộc vào câu hỏi bạn đặt ra nữa.

Những câu hỏi bắt đầu bằng "Bạn đã từng nghĩ đến…" có xu hướng thiên về nói ý kiến của bạn và có thể khiến người khác thấy nghèo nàn. Nói chung, câu hỏi của bạn càng dài thì càng có khả năng bạn đã đi xa khỏi việc thật sự tò mò hoặc cố gắng để hiểu góc nhìn của đồng nghiệp.

Thay vào đó, hãy thử những câu hỏi hoặc câu nói mở, như là "Bạn có thể nói thêm về…", "Bạn có thể nói kỹ hơn về…" và "Tôi tò mò về…" Những câu này sẽ đào sâu sự thấu hiểu của cả hai bên về tình huống và cho ra được giải pháp tốt hơn vào đúng thời điểm.

Chứng minh rằng bạn đang nghe.

Một người giám đốc cảm thấy khá bối rối khi nhận được phản hồi rằng anh ta là người lắng nghe kém. Anh ta nói với tôi anh ta đã thật sự lắng nghe họ và thậm chí còn ghi nhớ rất tốt. Khi tôi hỏi xa hơn, chúng tôi phát hiện ra anh ấy lắng nghe rất tốt, nhưng những người xung quanh không nhận ra điều đó vì khách hàng của tôi nắm được điều vừa được nói trước khi mọi người chuyển đề tài.

Một cách tuyệt vời để cho thấy bạn đang nghe là ghi chú lại. Hãy chắc rằng bạn tách bạch các ghi chú về những điều mọi người đã nói trong trường hợp nào. Sau khi đồng nghiệp ngừng nói chuyện, dùng những ghi chú để nói lại những phần chính mà bạn đã nghe. Xác nhận với người đồng nghiệp rằng bạn nghe mọi thứ thật chính xác. Xem lại ghi chú của bạn sau cuộc nói chuyện có thể nhắc người nói nhớ thêm điều gì đó quan trọng.

Đa số chúng ta muốn trở nên có ích và có giá trị với người chúng ta cùng làm việc. Tuy vậy, chúng ta lại rơi vào tình trạng nói quá nhiều và quá sớm. Chúng ta nhảy bổ vào nêu ý kiến, lời khuyên và ví dụ với mong muốn người khác sẽ có lợi từ những ý kiến của chúng ta và biết ơn chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể tạo nên giá trị bằng cách lắng nghe và nghe nhiều hơn nói. Khi các đồng nghiệp của bạn cảm thấy được lắng nghe, họ sẽ thấy biết ơn bạn và cả hai bên sẽ cảm thấy gắn kết hơn.


Mai Phương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Forbes