Theo đó, chỉ số VN-Index và các chỉ số chứng khoán chính trên sàn HoSE liên tục chinh phục những đỉnh mới, chỉ số VN Index đạt mức 1500,81 điểm vào ngày 25/11/2021, cao nhất trong 21 năm hoạt động.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, các chỉ số chính trên HOSE đều tăng cao so với đầu năm, cụ thể, chỉ số VN-Index đạt 1498,28 điểm, tăng 35,73%; VNAllshare đạt 1561,33 điểm, tăng 51,23%; và chỉ số VN30 đạt 1535,71 điểm, tăng 43,42%.
Trong năm, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 1.534.363 tài khoản, tương ứng tăng 56,07% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với con số của 4 năm liên tiếp từ 2017-2020 cộng lại. Tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong nước đã vượt 4,2 triệu tài khoản, tương ứng khoảng 4,3% dân số.
Tính đến ngày 31/12/2021, tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu lần lượt đạt khoảng 5,39 triệu tỷ đồng và 184,32 tỷ cổ phiếu, tăng lần lượt 244,51% về giá trị và tăng 118,68% về khối lượng so với năm 2020.
Giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 7,39% so với giao dịch của toàn thị trường. Từ đầu năm đến nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 62 nghìn tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới hơn 90% một số Quỹ ETF nội địa.
Trong năm qua, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 798.821 tỷ đồng, chiếm 7,39% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Tính đến hết ngày 31/12/2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 62.431 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư vào các quỹ ETF, đặc biệt là các quỹ ETF nội địa. Trong năm 2021, KLGD chứng chỉ quỹ ETF bình quân của NĐTNN đạt trên 8,06 triệu CCQ/ngày với GTGD bình quân đạt 175,56 tỷ đồng/ngày, tương ứng tăng 79,84% về khối lượng và tăng 193,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng giao dịch ETF của NĐTNN chiếm 64,80% toàn thị trường. Lũy kế 12 tháng NĐTNN mua ròng trên 4,5 nghìn tỷ đồng.
Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tương đương 92,77% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành) tăng 43,06% so với cuối năm 2020.
Tính đến ngày 31/12/2021, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HOSE đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tương đương 92,77% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành), tăng 43,06% so với cuối năm 2020.
Trên HOSE có 46 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa tỷ USD tính đến hết năm 2021
Tính đến ngày 31/12/2021, trên HOSE đã có 46 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, tăng 16 doanh nghiệp so với cuối năm 2020, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM).
Hơn 49.000 tỷ đồng đã được huy động thông qua thị trường chứng khoán, tương ứng tăng hơn 5 lần so với năm 2020
Tuy nhiên, năm 2021 cũng là năm chứng kiến nhiều bất cập xảy ra tại HoSE khi tình trạng nghẽn lệnh kéo dài trong nhiều tháng liền. Theo đó, nhiều nhà đầu tư, hiệp hội bất bình yêu cầu ông Lê Hải Trả, Tổng Giám đốc HoSE phải từ nhiệm.
Kết quả sau đó được xử lý ổn thỏa giúp thị trường tăng trưởng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Tài chính và sự tham gia khắc phục kỹ thuật của Tập đoàn FPT.