Bất ngờ với tên sản phẩm bánh quy “Orina” của Hải Hà -Kotobuki có nghĩa là "nước tiểu"

05/01/2019 14:33

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng và đẩy mạnh xuất khẩu thì việc đặt tên thương hiệu cho sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng nhất. Tuy nhiên, Hải Hà - Kotobuki đã gây bất ngờ khi tung ra sản phẩm bánh quy với tên gọi Orina. Orina theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "nước tiểu".

Orina là 1 trong những sản phẩm mới được công ty TNHH Hải Hà -Kotobuki tung ra thị trường đang được đang tải trên trang web của Hải Hà -Kotobuki. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như tên gọi của sản phẩm này khiến cho nhiều người biết tiếng Tây Ban Nha không dám ăn, thậm chí còn sợ vì ý nghĩa của nó.

"Orina" theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là nước tiểu. Đấy là ở dạng danh từ còn nếu Orina ở thế mệnh lệnh thức (Imperative) của động từ Orinar thì tuỳ theo ngữ cảnh, cách diễn đạt, có thể có nghĩa là ra lệnh cho một ai đó hoặc là thân quen, bỗ bã hoặc áp đặt phải !Orina! Nghĩa là: (Cậu, anh, em, mày...) “Tiểu đi”.

Nêu quan điểm về tên gọi sản phẩm mới của Hải Hà -Kotobuki, theo ông Lê Duy Truyền, nguyên phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Orina là 1 tên gọi mang ý nghĩa tiêu cực và dị ứng văn hóa. Cách đặt tên sản phẩm như vậy là chưa phù hợp đối với các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Ông Truyền cho biết, hiện tại có khoảng gần 30 nước trên thế giới sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Như vậy, số người nói tiếng Tây Ban Nha cũng phải vào khoảng mấy trăm triệu người. Đó là chưa kể, tiếng Tây Ban Nha cũng là 1 ngôn ngữ quan trọng nhất thế giới bên cạnh tiếng Anh, tiếng Pháp tiếng Ả Rập, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc.

“Đối với một sản phẩm trước khi đưa ra doanh nghiệp đã phải đánh giá nhu cầu thị trường, nghiên cứu thị trường, mẫu mã, giá cả và tất nhiên cái tên của sản phẩm cũng rất quan trọng. Tất cả nó tạo nên thương hiệu cho sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp bởi chúng ta không chỉ trông chờ vào thị trường nội địa mà tương lại còn hướng tới thị trường xuất khẩu. Chẳng nhẽ đến lúc đó doanh nghiệp lại thay đổi mẫu mã, thay tên gọi”, ông Truyền bày tỏ quan ngại.

Lấy dẫn chứng từ các thương hiệu lớn như Honda, Mazda hay Heneken hay Hà Nội Beer... đó là những thương hiệu đã ăn sâu vào thị hiếu của người dân trên khắp thế giới. Những thương hiệu này đã phải xây dựng và duy trì được lâu dài mới có thể chiếm lĩnh được thị trường như hiện nay.

"Những dẫn chứng này là minh chứng cho thấy, với mỗi sản phẩm doanh nghiệp tung ra thị trường chúng ta cần có cái nhìn dài hơn hơi. Đâu có phải chúng ta bán sản phẩm một lần mà phải tính đến khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của sản phẩm", ông Truyền phân tích.

bat ngo voi ten san pham banh quy “orina” cua hai ha -kotobuki co nghia la "nuoc tieu" hinh anh 2
Doanh nghiệp sản xuất thì phải chú trọng đầu ra cho sản phẩm trong đó có tên sản phẩm)

 

Cũng có ý kiến cho rằng, ngay cả khi sản phẩm chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước thì ngôn ngữ tên gọi cho sản phẩm cũng không thể không coi trọng. Hiện tại Việt Nam thu hút không ít khách du lịch, người ngước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam như người Tây Ban Nha, các nước Mỹ La tinh nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha thậm chí như Italia... Nếu như nhìn thấy 1 sản phẩm có ý nghĩa tiêu cực như thế thì khó có người mua.

Việc đặt tên sản phẩm dị ứng văn hóa không phải là không có tiền lệ, một bài báo gần đây trên saga có trích dẫn trường hợp xe hơi Nova của Chevrolet vào thị trường Tây Ban Nha. Nova vốn là một cái tên hay theo xu hướng văn hóa Latinh cùng với các tên đẹp và hay khác như Nouvo, Corona, Cielo, Mondeo...

bat ngo voi ten san pham banh quy “orina” cua hai ha -kotobuki co nghia la "nuoc tieu" hinh anh 3

Thế nhưng, khi Chevrolet giới thiệu mẫu xe này tại Mỹ Latinh, khách hàng tại thị trường này đã không muốn bỏ tiền mua chiếc xe. Từ Nova được liên tưởng tới cụm từ "no va", có nghĩa là "không chạy được". Vova của Chevrolet đã không thể tìm kiếm doanh thu tại Mỹ Latinh như kế hoạch. Chính vì vậy, một cái tên thương hiệu trên thị trường còn thể hiện am hiểu văn hóa và nó đáng để doanh nghiệp đầu tư.

"Một mặt hàng kinh doanh hay một sản phẩm nào đó vừa mới thoát khỏi thời kỳ trứng nước, muốn thực hiện được tốt thì bước tiếp theo chính là vắt óc suy nghĩ chọn cho nó một cái tên thật hay. Nó quan trọng như bản thân sản phẩm hay dịch vụ đi kèm. Tên gọi sản phẩm cần phải dễ đọc, dễ nghe, dễ nhớ, bắt mắt, dễ hiểu, sẽ khiến mọi người vừa nhìn vào đã không thể quên, đồng thời nó vô hình chung còn kích thích ham muốn được mua hàng của người tiêu dùng. Bởi vậy, đặt tên hay sẽ thu lợi lớn", một chuyên gia thương hiệu cho hay.

Liệu trường hợp Orina của Hải Hà - Kotobuki có rơi vào tình trạng tương tự như Chevrolet khi giới thiệu mẫu xe này tại Mỹ Latinh?

Được biết, Hải Hà -Kotobuki, đã được thành lập trên cơ sở 71% số vốn góp của tập đoàn Kotobuki (Nhật Bản) và 29% vốn góp của công ty bánh kẹo Hải Hà (Việt Nam). Giai đoạn 2018 – 2020, Hải Hà -Kotobuki đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, dự kiến bình quân 10% và cũng là công ty Top đầu trong cung ứng các sản phẩm bánh tươi ra thị trường. Nhiều khả năng tên gọi Orian được Hải Hà -Kotobuki đặt theo ý nghĩa của tiếng Nhật.

Oiran bắt nguồn từ một cụm tiếng Nhật "oira no tokoro no nēsan" (おいらの所の姉さん), có nghĩa là "chị gái của chỗ chúng tôi". Khi viết bằng chữ Kanji, nó gồm có hai ký tự, là 花 - "hoa", và 魁 - "khôi". Mặc dù cụm từ trên được sử dụng rộng rãi cho tất cả, nhưng nếu đúng ra thì chỉ có gái mại dâm cao cấp ở khu vực Yoshikawa mới được gọi là oiran. Nghệ thuật và phong cách thời trang của họ thường tạo ra xu hướng và chính vì điều đó, các khía cạnh văn hóa của truyền thống oiran vẫn tiếp tục được lưu giữ cho đến ngày nay.

Theo Dân Việt