Sản phẩm gửi từ nước ngoài về, chỉ cần lập Facebook, thuê người giao hàng là phân phối được.
Theo chuyên gia đào tạo về bán lẻ của Trung tâm BSA, ông Phạm Trọng Chinh, Việt Nam hiện nay có khoảng 13.000 tài khoản facebook đang bán hàng trên thị trường, và điều đáng nói là họ sống rất khỏe.
Sản phẩm gửi từ nước ngoài về, chỉ cần lập Facebook, thuê người giao hàng là phân phối được
Chuyên gia đào tạo về bán lẻ của Trung tâm BSA, ông Phạm Trọng Chinh, ví von trong một buổi đào tạo tại trung tâm rằng, ngày trước, khi có những sản phẩm của nước ngoài mà người thân gửi về, muốn bán thì thì phải đem ra mấy chợ này kia bán. Nhưng giờ chỉ cần lập tài khoản facebook, thuê người giao hàng là có thể phân phối được.
Đó là những câu chuyện của kết nối đa kênh, họ tiết kiệm được rất nhiều nhờ kết nối internet. Và đây là cơ hội cho những doanh nghiệp Việt Nam.
Nên nhờ Omnichannel (bán hàng đa kênh) mà người tiêu dùng sẽ tiếp cận sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau để mua hàng. Bởi vậy, các nhà bán lẻ Việt Nam giờ đây họ chú trong rất nhiều vào digital, online, ông Chinh cho biết.
Theo thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường, trung bình một lần người tiêu dùng đi siêu thị họ mua hết 100 ngàn, nhưng khi mua online con số này bình quân gấp 3 lần. Và sự tăng trưởng hàng năm về online đều trên 100%.
Thông kê cũng cho thấy, gần100 triệu dân Việt Nam hiện nay thì có đến 14,4% triệu người mua bán online. Đây là con số rất lớn và là thị trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo khác biệt trong kinh doanh.
Tại Việt Nam, những sản phẩm chăm sóc cá nhân là sản phẩm được mua sắm chính trên online. Có 80% số người mua mặt hàng điện máy tìm hiểu thông tin trên online, nhưng khi mua thì họ mua qua offline.
Theo ông Chinh, đây là những thông tin mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Bởi hầu như rất nhiều ngành hàng đều có cơ hội tham gia trong việc mua bán đa kênh.
"Khi các đối thủ đang làm đa kênh mà mình đứng yên thì rất khó cạnh tranh".
Hiểu thói quen tiêu dùng
Theo kết quả điều tra của một đơn vị làm về nghiêu cứu thị trường, những người mua hàng khi mua sắm, họ dành đến 70% thời gian ở khu thực phẩm, nên nhiều doanh nghiệp dù không bán trong khu thực phẩm họ cũng tổ chức các hoạt động hoát náo tại các khu này.
Chuyên gia Phạm Trọng Chinh cho biết, cứ 100 người vào siêu thị Co.opmart thì hầu như họ đều mua thực phẩm tươi sống. Nhưng 100 người vào siêu thị sẽ có 49 người mua bột giặt, 41 người còn lại mua ở nơi khác, không phải siêu thị.
Nhưng theo ông Chinh, siêu thị lúc này chưa nên thu hút thêm những sản phẩm mới, mà hãy làm sao tăng con số từ 49 người lên khoảng 56 người, lúc đó đã có thêm 10%.
3 mục tiêu mua sắm chính của shopper trong siêu thị:
Đầu tiên là mua sắm theo lịch, hay những chuyến đi lớn, có thể là hàng tuần họ đi một lần hoặc một tháng một lần.
Thứ hai là mua sắm hàng ngày, theo sự bất chợt
Và cuối cùng là mua sắm theo sự trải nghiệm.
Những thông tin trên được chuyên gia Phạm Trọng Chinh chia sẻ với các doanh nghiệp trong khóa học về quản lý kênh bán hàng hiện đại (MT) tại TP.HCM cuối tháng 6/2018.
Theo Thế Trần/Trí Thức Trẻ