Công ty TNHH Kongō Gumi đã phá sản vào năm 2006. Tuy không để lại nhiều hậu quả và gây ấn tượng cho mọi người công việc khá nhân văn (xây dựng và bảo trì các ngôi chùa Phật giáo). Nhưng Kongō Gumi đã khiến rất nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng nó chính là công ty lâu đời nhất: Tại thời điểm thanh lý, công ty đã hoạt động được 1.428 năm!
Công ty được thành lập vào năm 578 sau Công nguyên tại Osaka và theo sáng kiến của Hoàng tử Shōtoku, còn được biết đến là con trai của Yōmei Tennō, vị hoàng đế thứ ba mươi hai của vương triều Nhật Bản.
Trong bối cảnh phức tạp của cuộc chiến tôn giáo ngầm giữa Phật tử và Thần đạo - Shōtoku đã trở thành một nhân vật được tôn kính vì luôn có niềm tin và bảo vệ văn hóa Phật giáo, khởi đầu một thời kỳ nghệ thuật dành riêng cho đức tin được gọi là Asuka.
Chính nhờ sự sùng đạo này mà cơ duyên gặp gỡ giữa hoàng tử Shōtoku và ngài Kongō Shigemitsu đã tạo nên một trong những doanh nghiệp tồn tại lâu nhất từng được biết tới.
Trên thực tế, Kongō là một họ của Hàn Quốc, cụ thể là của một gia đình có nguồn gốc từ Bách Tế, một trong ba vương quốc của Hàn Quốc (vương quốc nằm ở phía tây nam của bán đảo, với trung tâm là Seoul ngày nay) vốn nổi tiếng là một nơi mà các nhà truyền giáo Phật giáo thường tới để giảng đạo.
Kongō, hoặc một số thành viên của họ, do Kongō Shigemitsu lãnh đạo, đã đến Nhật Bản và được hoàng tử Shōtoku thuê để xây dựng ngôi chùa đầu tiên ở Nhật Bản. Ngôi chùa này là Shitennō-ji, được hoàn thành vào khoảng năm 593 và vẫn còn ở Osaka, lần trùng tu cuối cùng được thực hiện vào năm 1963.
Hoàng tử Shōtoku tỏ ra rất hài lòng với những gì mà gia tộc Kongō có thể làm nên đã quyết định trọng thưởng cho họ và tuyên bố sẽ để gia tộc này thầu thêm vài dự án, sau đó đã trở thành những kiến trúc nổi tiếng ở Nhật: Chẳng hạn như Hōryū-ji (một ngôi chùa - tu viện nằm ở Okaruga, tỉnh Nara và được coi là Di sản Thế giới) hoặc lâu đài 'Ōsaka-jō.
Vì vậy, gia tộc Hàn Quốc này đã không trở về đất nước mà định cư ở Nhật Bản, tạo ra một doanh nghiệp gia đình với cái tên: Kongō Gumi. Các tác phẩm của doanh nghiệp Kongō Gumi nhận được sự bảo trợ của hoàng gia và sự tán thành từ các Phật tử Nhật Bản mộ đạo.
Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, sự trỗi dậy của Thần đạo đã khiến rất nhiều tăng ni Phật tử không còn được trọng dụng và phải đi tha phương cầu thực. Từ đó, đạo Phật tại Nhật Bản cũng không còn quá phổ biến và ảnh hưởng tới công việc làm ăn của Kongō Gumi.
Vào năm 1912, khi Thiên hoàng Minh Trị qua đời, công ty này lại một lần nữa trỗi dậy từ tro tàn và một người phụ nữ trong dòng tộc có tên Yoshei Kongō, đã phải nhận trách nhiệm chèo lái con thuyền này, do người phụ trách trước đã tự tử vì suy thoái kinh tế Nhật Bản vào năm 1929.
Chiến tranh TG lần 2 nổ ra, thời điểm đó, Nhật Bản là một đất nước hiếu chiến nên tỷ lệ tử vong rất cao. Bà Yoshei đã quyết định chuyển sang làm quan tài cho lính Nhật. Nhu cầu công việc được đảm bảo cho đến năm 1945. Sau khi cơn ác mộng chiến tranh kết thúc, vào năm 1955, công ty chính thức được đăng ký thành công ty với tên gọi Kongō Gumi Co., Ltd.
Bước vào thời đại mới, bỗng dưng Công ty TNHH Kongō Gumi trở nên khá bỡ ngỡ và không thể làm quen nổi với thị trường đầy cạnh tranh biến động.
Dần dần, công ty lỗ lũy kế và lâm vào cảnh nợ nần chồng chất do mua bất động sản. Vào những năm 1990, khi bong bóng bất động sản Nhật Bản vỡ ra và tín ngưỡng suy giảm, Công ty TNHH Kongō Gumi đã lỗ rất nhiều tiền. Năm 2005, công ty có tám mươi nhân viên và doanh thu hàng năm là bảy tỷ rưỡi yên (khoảng bảy mươi triệu đô la), nhưng với khoản nợ vượt quá bốn tỷ. Chủ tịch cuối cùng của nó, Masakazu Kongō, đã phải bỏ cuộc.
Như đã đề cập ở phần đầu, vào tháng 1 năm 2006, công ty thanh lý và vào tháng 12, nó được tiếp quản bởi Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Takamatsu, một tập đoàn gồm các công ty xây dựng với các công ty con chuyên về các lĩnh vực khác nhau của lĩnh vực xây dựng và kỹ thuật.
Kongō Gumi hiện đã được xác nhập vào Tập đoàn Xây dựng Takamatsu và đã trở lại với công việc xây dựng, duy trì các ngôi đền.
Nguồn: Oddely