Cà phê mang lại những lợi ích nhưng cũng không ít tác hại đối với cơ thể nếu bạn quá nghiện thức uống này. Bởi thế, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên cắt giảm mức độ tiêu thụ cà phê mỗi ngày.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng người uống cà phê thực thụ có 2 tính cách: con người họ trước khi uống ngụm cà phê đầu tiên và người mà họ trở thành sau đó. Điều đó chỉ ra caffeine có thể gây nghiện như thế nào. Cà phê mang lại những lợi ích nhưng cũng không ít tác hại đối với cơ thể nếu bạn quá nghiện thức uống này. Bởi thế, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên cắt giảm mức độ tiêu thụ cà phê mỗi ngày.
Chúng ta đều biết rằng việc từ bỏ tách cà phê thơm ngon vào buổi sáng thật khó khăn và nhiều người sau đó lại tái nghiện. Khi một người kiên trì cắt bỏ lượng cà phê nạp vào mỗi ngày, sau thời gian đầu gặp khó chịu với những thay đổi, cơ thể sẽ cảm nhận được những sự thay đổi tích cực không ngờ như không còn cảm giác mệt mỏi, uể oải khi thiếu cà phê, ngủ ngon hơn, giảm bớt căng thẳng...
Dưới đây là cách cơ thể chúng ta phản ứng khi cắt giảm mức tiêu thụ caffeine và làm thế nào để thực hiện điều đó:
1. Thay đổi trọng lượng cơ thể
Loại bỏ cà phê khỏi thói quen hàng ngày có thể dẫn đến việc cân nặng thay đổi bất ngờ và nó có thể gây ra căng thẳng.
Caffeine hoạt động như một chất tăng cường trao đổi chất, có nghĩa là nó giúp cơ thể bạn đốt cháy calo hiệu quả hơn. Khi bạn ngừng uống cà phê, việc cung cấp caffeine mà bạn đã quen sẽ không còn có tác dụng đốt cháy calo và bạn có thể tăng cân. Ngược lại, nếu bạn đã quen với việc có 3 cốc frappuccino mỗi ngày và khi ngừng uống chúng, bạn có thể giảm cân, vì cơ thể không phải tiêu thụ nhiều calo như vậy nữa.
2. Giảm tập trung
Uống cà phê làm cho mọi người tỉnh táo hơn vì nó kích thích giải phóng dopamine và adrenaline, giúp tăng cường hoạt động của não và tăng huyết áp. Điều này có nghĩa là một khi bạn ngừng uống nó, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn khi cần tập trung vào công việc hoặc các hoạt động quan trọng khác bởi vì bộ não của bạn sẽ không được kích thích theo cách mà nó đã sử dụng.
3. Run rẩy
Điều này nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng nó không đáng sợ như bạn nghĩ. Caffeine là một nguồn kích thích mạnh mẽ cho hệ thống thần kinh trung ương. Khi ngừng sử dụng cà phê, bạn có thể bị run. Một số người thậm chí còn gặp phải tình trạng run tay vì dùng caffeine thường xuyên.
Không giống như các triệu chứng mà chúng tôi đề cập trong bài viết này, chỉ một phần nhỏ những người nghiện caffeine mới gặp phải hiện tượng bị run tay. Nhưng đừng căng thẳng - những cơn run rẩy khó chịu sẽ biến mất sau 9 ngày kể từ lần cuối cùng bạn uống cà phê.
4. Lo lắng
Ngay cả khi bạn không phải là một người hay lo lắng, bạn chắc chắn sẽ gặp một số lo lắng khi bắt đầu quá trình loại bỏ caffeine. Xuất hiện lo lắng là hiện tượng phổ biến đối với những người nghiện cà phê quyết định bỏ đồ uống yêu thích của họ. Điều này xảy ra nguyên nhân bởi sự mất cân bằng hóa học trong não do không đủ nguồn cung cấp caffeine.
5. Đau đầu
Thật không may, đau đầu là tác dụng phụ phổ biến nhất của thiếu hụt caffeine. Điều này được gây ra bởi các mạch máu của bạn mở ra, tăng cường lưu thông máu đến não. Một khi cơ thể thích nghi với lưu lượng máu tăng lên những cơn đau đầu sẽ biến mất. Chúng tôi biết quá trình đó cảm thấy như thế nào - sự khó chịu từ những cơn đau đầu có thể tác động tiêu cực đến các hoạt động hàng ngày của bạn.
6. Thiếu năng lượng
Một trong những lý do chính khiến chúng ta nghiện cà phê là vì năng lượng tăng cường mà nó mang lại cho chúng ta. Thật không may, hiệu quả chỉ kéo dài trung bình 5 giờ, đó là lý do tại sao nhiều người trong chúng ta uống hơn 1 tách cà phê mỗi ngày với hy vọng rằng sẽ có đủ năng lượng và tập trung suốt cả ngày. Tuy nhiên, điều này sẽ có tác dụng ngược lại khi bạn ngừng uống cà phê. Hầu hết những người nghiện caffeine đều cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi họ bắt đầu cai nghiện.
Làm thế nào chúng ta có thể làm giảm những tác động tiêu cực này?
Như bạn có thể thấy, cơ thể chúng ta phản ứng theo nhiều cách khác nhau khi chúng ta loại bỏ tách cà phê buổi sáng đó (và buổi chiều). Tin tốt là có nhiều cách để chúng ta làm dịu hoặc thậm chí ngăn chặn những phản ứng đó. Dưới đây là một số lời khuyên:
1. Giảm lượng caffeine của bạn với tốc độ ổn định
Đây là giải pháp tốt nhất bạn có thể làm khi bạn quyết định bỏ caffeine. Cách hiệu quả nhất là hãy thực hiện nó cùng với bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn. Ví dụ: nếu bạn là một người yêu cà phê với 3 ly mỗi ngày, hãy thử giảm xuống còn 2 ly một tuần. Sau đó, bạn có thể giảm số lượng xuống chỉ còn 1 tách cà phê vào buổi sáng, cuối cùng dừng lại. Vài tuần này chắc chắn sẽ giúp bạn làm quen với việc không có caffeine.
2. Thay thế bằng nước và trà
Hãy thử thay thế tách cà phê thông thường bằng một loại trà yêu thích của bạn để thỏa mãn thói quen nhấm nháp thứ gì đó vào buổi sáng.
3. Tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ
Giảm căng thẳng và duy trì năng lượng là những gì bạn cần làm khi có không có caffeine. Bạn có thể thêm các hoạt động bổ sung, như chạy 10 phút hoặc một số bài tập khác. Chúng tốt cho lưu thông máu và sẽ cung cấp cho bạn nhiều năng lượng lành mạnh hơn. Hoạt động tích cực sẽ làm tăng sự tỉnh táo và bạn sẽ dễ dàng kiểm soát những cơn thèm cà phê.
4. Thay đổi chế độ ăn uống
Một điều bạn nên cân nhắc khi cố gắng đối phó với việc rút caffeine là đưa ra thay đổi đối với chế độ ăn uống của bạn như tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, vì chúng là một trong những nguồn chất xơ tự nhiên tốt nhất.
Việc tăng lượng chất xơ cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết sau khi loại bỏ caffeine. Ăn nhiều trái cây và rau quả cũng mang lại nhiều lợi ích khác. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ăn nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bạn trị táo bón, đó cũng là một tác dụng phụ khác của việc bỏ caffeine.
Bạn đã bao giờ thử tự bỏ caffeine hay ít nhất là giảm lượng tiêu thụ hàng ngày?
Theo Brightside