Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Cựu nhân sự Google chia sẻ bí quyết để lấy lòng sếp

30/11/2018 15:17

Chúng ta thường quan tâm đến người xuất hiện sớm nhất tại văn phòng làm việc cũng như người cuối cùng rời khỏi văn phòng trễ nhất. Tuy nhiên Justin Angsuwat không thực sự quan tâm lắm đến điều này

Angsuwat hiện đang là phó chủ tịch tại Thumbtack, một nền tảng trực tuyến kết nối mọi người với các chuyên gia địa phương; trước đây anh là người đứng đầu tại phòng quản trị nhân lực của Google. Vì vậy, anh đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về cách đánh giá hiệu suất của nhân viên.

Angsuwat cho biết anh thường thấy mọi người cố gắng làm "ngạc nhiên" sếp của họ bằng cách làm tất cả mọi thứ. Đây thật sự là một sai lầm.

Tại Thumbtack và tại Google, Angsuwat nói, "chúng tôi hiếm khi thưởng cho những người có vẻ bận rộn." Do đó, luôn có sự thờ ơ với những người dành nhiều thời gian nhất tại bàn làm việc của họ. "Chúng tôi muốn thưởng cho những người đang có tác động thông qua công việc họ làm."

Thông thường, một số nhà quản lý và tổ chức thường coi trọng những cá nhân có thời gian làm việc nhiều hơn người khác - ngay cả khi nhân viên đó không thực sự làm việc hiệu quả trong giớ làm.

Erin Reid, phó giáo sư về nhân sự và quản lý tại Đại học McMaster, đã nghiên cứu một công ty tư vấn toàn cầu và thấy rằng nhiều nhân viên chỉ đơn giản giả vờ làm việc 80 tiếng/ tuần. Bằng cách đó, họ có thể gây ấn tượng với cấp trên của mình rằng họ đã cống hiến hết mình cho công ty trong khi vẫn dành thời gian cho gia đình.

Tuy nhiên, góc nhìn của Angsuwat không bó hẹp như vậy. Theo Angsuwat, kết quả công việc chính là chìa khóa đánh giá tốt nhất. Angsuwat chia sẻ, "Cách tốt nhất để gây ấn tượng với sếp của bạn là cho thấy bạn có thể ưu tiên những thứ quan trọng và thực hiện tốt những điều đó".

Luôn ghi nhớ công việc của bạn tác động như thế nào đến với tổ chức

Điều này nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ thường xuyên phải "can đảm để nói 'không' với một số thứ," Angsuwat chia sẻ. Trong thực tế, bạn thậm chí có thể cần phải nói "không" với người quản lý của bạn.

Như Lynn Taylor, một chuyên gia làm việc quốc tế và là tác giả của "Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job” (tạm dịch: Chế ngự tên chuyên chế tệ hại tại nơi làm việc của bạn: Cách đối phó với các hành vi trẻ con của sếp và vươn lên trong công việc), trước đó từng trả lời phỏng vấn với Business Insider rằng, bạn có thể nói điều gì đó như: "Tôi rất vui được làm dự án đó, nhưng điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải bị hoãn lại cho đến ngày mai, bởi vì tôi thực sự sẽ phải dành ba giờ tiếp theo để hoàn thành đề xuất đó của sếp. Vậy điều gì sẽ xảy ra? "

Dĩ nhiên đây chỉ là câu thoại đối với sếp, hãy đóng khung phản ứng của bạn về cách thức làm công việc tốt nhất của bạn cho tổ chức.

Điều này cũng quan trọng để tìm hiểu những gì sếp của bạn thực sự quan tâm và cung cấp về điều đó, còn được gọi là "manage up" (đây là thuật ngữ để chỉ quá trình cấp dưới làm việc và quản trị mối quan hệ với cấp trên để đạt hiệu quả cao nhất cho bản thân, cho sếp và cho công ty). Dave Kerpen, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Likeable Local, trước đây đã nói với Business Insider rằng manage up là "giúp người quản lý của bạn trông tuyệt vời với người quản lý của họ". Kerpen khuyên bạn nên trực tiếp hỏi ông chủ của bạn những gì quan trọng đối với họ hoặc tinh tế cố gắng phát hiện ra điều đó.

"Chìa khóa để gây ấn tượng với ông chủ của bạn là không làm nhiều việc, nhưng làm những điều đúng đắn", Angsuwat nói. "Cuối cùng, nó có thể trả lời được câu hỏi, 'Tôi có tác động gì đến với tố chức?'

Ý Nhi/Theo Bussiness Insider

Bạn đang đọc bài viết "Cựu nhân sự Google chia sẻ bí quyết để lấy lòng sếp" tại chuyên mục Phong cách.