Nhận thấy nhu cầu gửi hàng quá lớn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phạm Văn Thành đã quyết định khởi nghiệp với lĩnh vực chuyển phát nhanh để khỏa lấp khoảng trống thị trường này.
Đại dương xanh của thị trường chuyển phát nhanh
Ngành bưu chính, dịch vụ chuyển phát, giao nhận hàng, logistics đang là mảnh đất màu mỡ. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và có thể đạt quy mô 10 tỷ USD vào năm 2020. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển phát từ 62 - 200%.
Thị trường chuyển phát nhanh do vậy không chỉ được khai thác bởi các công ty truyền thống như Viettel Post, EMS, VNPost và những công ty đa quốc gia (DHL eCommerce, Grab Express, Lazada Express mà những công ty start-up cũng nhảy vào thị trường này. Câu chuyện của Phong Mã là ví dụ.
Năm 2014, ông Phạm Văn Thành lúc đó đang làm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nha khoa, sau nhưng lẫn gửi hàng nhưng liên tục bị chậm trễ, Thành nhận thấy rằng đây là một khoảng trống thị trường mà anh có thể khởi nghiệp.
Sau những chuyến đi nghiên cứu khảo sát thị trường vận tải chuyển phát nhanh các khu vực miền Tây đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải nam trung bộ, Thành nhận thấy các nhà xe, chành xe chỉ mới đáp ứng được nhu cầu vận tải của các công ty lớn, những doanh nghiệp lớn, còn các phân khúc khách hàng tầm trung như doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân vẫn còn rất manh mún chưa được đầu tư bài bản.
Với tầm nhìn kinh doanh nhạy bén, ông Thành thấy rằng đây là một đại dương xanh mà mình có thể khai phá! Cùng với một số người bạn giữa năm 2014, Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Phong Mã được thành lập.
‘Khi nói vận tải đường bộ thì nhiều người hay nghĩ ngay tới ngựa, bởi đây là phương thức vận chuyển có từ thời xa xưa. Phong tức là gió. Phong Mã là ngựa phi nhanh như gió. Vận tải thì phải nhanh mới thắng”, Thành giải thích về sự ra đời của tên gọi công ty.
Chọn miền trung làm ‘cứ điểm”
Cũng trong chuyến đi nghiên cứu thị trường, Phạm Văn Thành thấy tại các tỉnh miền Trung chưa có 1 công ty vận tải nào thực sự đáp ứng đầy đủ các yếu tố về chuyển phát nhanh, dịch vụ COD, giao nhận hàng tại chổ mà chỉ là các chành xe nhỏ, lẻ, hoạt động không thường xuyên. Nhận thấy cơ hội cạnh trạnh tại khu vực này khá thấp, nếu xây dựng dịch vụ mô hình tốt, Phong Mã sẽ phát triển vượt trội. Do đó thay vì đối đầu ở nhưng khu vực khác Phạm Văn Thành chọn miền Trung làm thị trường chiến lược cho Phong Mã
Giai đoạn mới thành lập, Phong Mã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, việc chọn miền trung làm thị trường chiến lược cho thấy tầm nhìn nhạy bén của lãnh đạo Phong Mã. Sau hơn 5 năm hoạt động, Phong Mã Express đã tự tin hơn với hệ thống 14 văn phòng đại diện tại miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn, Tuy Hoà, Cam Ranh, Quảng Nam, Bình Định và Thừa Thiên Huế.
Phong Mã Express cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ giao hàng nhanh nội tỉnh, nội miền, liên miền; giao hàng trong ngày nghỉ và dịp lễ; giao hàng theo nhu cầu của khách hàng; linh hoạt đổi địa chỉ nhận hàng; thu tiền hộ… Đồng thời, Phong Mã luôn cam kết bảo vệ an toàn hàng hóa, tiết kiệm chi phí tối đa, vận chuyển tối ưu nhất cho mọi đối tượng khách hàng.
Với lợi thế nhanh – đảm bảo chất lượng và chi phí thấp Phong Mã đã cung cấp dịch vụ cho hàng trăm nghìn chuyển hàng đi Miền Trung từ Sài Gòn (và ngược lại) cho rất nhiều khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty dược phẩm và các khách hàng cá nhân.
Mặc dù đã tạo được uy tín trong thị trường chuyển phát nhanh ở khu vực miền Trung nhưng với sự tham gia thị trường của nhiều ông lớn, Phạm Văn Thành hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. “Uớc mơ của chúng tôi là biến Phong Mã trở thành FedEx Việt Nam và để đạt được mục tiêu hiện thực hóa các lý tưởng này Phong Mã luôn tuân thủ tập hợp giá trị và nguyên tắc “Nhanh hơn để chiến thắng”, Phạm Văn Thành nói.
Hoàng Quý/VBI