Lưu Bị năm lần bảy lượt đích thân đi mời Gia Cát Lượng ra nhập "start-up" của mình, Lượng một bước trở thành COO (giám đốc điều hành) của tập đoàn Lưu Bị. Kết quả thì sao? 5 lần Bắc phạt, tiêu hao quốc lực, cuối cùng bản thân cũng hi sinh vì nước.
Gia Cát Lượng là bậc danh nhân, thiên tài được người đời ca ngợi suốt gần 2000 năm, được đích thân Lưu Bị ba lần đến mời, từ một "người mới" một bước lên trời, trở thành "đầu tàu" của tập đoàn Lưu Bị, từ đó bước lên đỉnh vinh quang của đời người, "khuấy đảo" giang hồ suốt mấy chục năm.
Ở thế kỉ 21 này, chắc bạn cũng muốn một lần được giống như Gia Cát Lượng, nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng đối với bạn mà nói, đây rốt cuộc là một "bức tranh thần tiên" hay lại là một "nét bút hỏng"?
Hồi thứ 36 trong cuốn "Tam Quốc diễn nghĩa" có ghi chép rằng Từ Thứ nói: "nhược đắc thử nhân, vô dị Chu đắc Lữ Vọng, Hán đắc Trương Lương hĩ" (nghĩa là nếu có được người này, ý muốn nói Gia Cát Lượng, vậy thì sẽ không khác gì nhà Chu có được Khương Tử Nha, nhà Hán có được Trương Lượng).
Năm đó, Lưu Bị năm lần bảy lượt đích thân đi mời Gia Cát Lượng ra nhập "start-up" của mình, Lượng một bước trở thành COO (giám đốc điều hành) của tập đoàn Lưu Bị. Kết quả thì sao? 5 lần Bắc phạt, tiêu hao quốc lực, cuối cùng bản thân cũng hi sinh vì nước.
Đây là một câu chuyện cảm động, nhưng, nếu đứng từ góc độ của môi trường làm việc hiện tại, đây thực ra lại là một điển hình của việc tuyển người thất bại. Bạn không tin ư? Vậy chúng ta hãy cùng phân tích.
Đầu tiên, xem xét công ty mà Gia Cát Lượng đầu quân.
Gia Cát Lượng quy ẩn giang hồ đã lâu, nói theo cách hiện đại thì Gia Cát Lượng cũng không khác những người mới không có kinh nghiệm là mấy, một người mới như vậy, nhưng lại được một CEO không hề quen biết là Lưu Bị đích thân năm lần bảy lượt đến mời, mọi người có thấy có vấn đề không?
Còn nhớ công việc đầu tiên mà bạn tìm được không? Nộp không biết bao nhiêu CV, chạy không biết bao công ty, phỏng vấn mấy chục công ty mới nhận được 1 lời mời làm việc cũng đủ để sướng đến nỗi cả đêm không ngủ được. Nếu là bạn, lần đầu phỏng vấn mà ông chủ đã mời bạn làm phó tổng rồi, bạn có hoài nghi không?
Với kinh nghiệm của tôi, kiểu công ty như vậy, tuyệt đối không phải là công ty lớn. Theo "Tư trị thông giám" ghi chép: "sơ hữu kì quốc, vị thùy huệ phủ; thả khách chủ chi nghĩa, nghi tương giáng hạ". (Đây là lời của Gia Cát lượng nói với Lưu Bị trước khi viết ra "Đáp pháp chính thư", sau khi Thục đoạt được Ích Châu, Gia Cát Lượng vì muốn đặt nền móng vững mạnh hơn cho Thục mà đã thi hành pháp trị, đề ra các hình phạt nghiêm khắc, gây ra sự mẫu thuẫn nội bộ. Lưu Bị lại trọng thần, muốn Khổng Minh nới lỏng luật, Gia Cát Lượng liền nói với Lưu Bị: "Nước vừa mới thành lập, không nên buông lỏng; nếu cứ chiều theo ý mỗi người rất dễ khiến đất nước đi xuống").
Có thể thấy, tập đoàn của Lưu Bị vốn dĩ là một nhóm người chạy từ nơi khác đến đất Thục hợp lực thành lập công ty, hơn nữa, lại bị thiếu nhân tài một cách trầm trọng, mục tiêu "hưng phục Hán thất" còn quá xa vời, nội bộ công ty lại không có sự phân bố nhân viên và chế độ quản lý phù hợp, là một công ty vẫn còn non trẻ.
Đứng từ góc độ khác, nếu Gia Cát Lượng đến công ty của Tào Tháo hay Tôn Quyền ứng tuyển, vậy liệu họ có "3 lần đến mời" không? Công ty của họ đều đã có nền tảng khá hoàn thiện và các thành viên cốt cán đều là những người tài đã trải qua nhiều khảo nghiệm, muốn họ ngay lập tức tin tưởng một "cử nhân" chưa hề có chiến tích nghề nghiệp nào, lại còn phải 3 lần đi mời đến làm việc, chuyện này e là sẽ không bao giờ xảy ra.
Dám mạo hiểm như vậy có lẽ chỉ có một Start-up chưa chính quy như Lưu Bị mới làm, ông chủ năng lực chưa đủ, mọi thứ đều trông vào thuộc hạ, 3 chữ "đỡ không được" đã đi vào trong gien của công ty, định sẵn là sẽ không nên được việc lớn.
Thứ hai, cùng nhìn vào bản thân Gia Cát Lượng.
Ngay ở lần phỏng vấn đầu tiên đã dám "lạt mềm buộc chặt", hiện tại nhìn lại có thể sẽ khiến người ta ngưỡng mộ. Nhưng, ở thời đại này, ai dám làm vậy với HR?
Đối với một người bình thường mà nói, hành vi của Gia Cát Lượng khó tránh được xem là ngông cuồng và mạo hiểm. Gia Cát Lượng của những năm tháng tuổi đôi mươi, vốn dĩ có thể gia nhập vào những tập đoàn hùng hậu hơn, làm từ những vị trí thấp hơn. Dựa vào sự thông minh tài trí của mình, việc được trọng dụng chỉ là chuyện một sớm một chiều.
Nhưng ông lại không muốn từ từ làm công, muốn một bước yên ổn, nhanh chóng có được quyền lực mà người khác phải phấn đấu nhiều năm trời mới có được. Vì vậy, mới chọn Start-up không chính quy như Lưu Bị. Có lẽ thất bại của Gia Cát Lượng đã được đặt nền móng từ chính những giây phút đó.
Như Quỳnh
Theo Trí Thức Trẻ