Hơn 17.000 tỉ mở rộng đường Láng nhưng hơn 90% để giải phóng mặt bằng: Đắt nhưng phải làm?

11/05/2024 06:03

Chuyên gia cho rằng nếu để đường Láng tồn tại như một nút thắt về ùn tắc giao thông, việc đầu tư hàng tỉ USD cho các dự án thành phần trên trục vành đai 2 sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.

null

Trời tháng 5 nắng oi ả từ sáng sớm, anh Minh Duy (27 tuổi) mướt mồ hôi chen chúc giữa hàng nghìn phương tiện trên

Đồng quan điểm, TS Phan Lê Bình (chuyên gia giao thông nhiều năm làm việc tại Nhật Bản) cho rằng con số 21.000 tỉ về tổng thể là lớn, nhưng để đầu tư làm con đường này là cần thiết nếu so sánh tham chiếu về thời gian, chi phí hàng năm thiệt hại do tắc đường. Dẫn chứng được đưa ra là con số thống kê hiện nay từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội với hơn 8.000 lượt phương tiện qua đây mỗi giờ. Và con số này có thể tăng lên khi dự án mở rộng đường hoàn thành.

"Đặt lên bàn cân, rõ ràng việc mở rộng đường Láng nên làm và làm càng sớm càng tốt, nếu để lâu chi phí sẽ tiếp tục đội lên cao", ông Bình nói, đồng thời cho rằng nếu để đường Láng mãi là nút thắt về ùn tắc, việc đầu tư hàng tỉ đô la cho các dự án thành phần trên tuyến vành đai 2 sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.

Không nên xâm phạm sông Tô Lịch

Trước một số ý kiến cho rằng việc mở rộng đường Láng nên làm sát về phía sông Tô Lịch để giảm thiểu chi phí giải phóng mặt bằng, TS Đào Huy Hoàng cho rằng điều này bất hợp lý trong bối cảnh Hà Nội đang dần hoàn thiện các dự án làm sống lại sông Tô Lịch với ý nghĩa cảnh quan và thoát nước.

"Về tầm nhìn dài hạn, cần thiết bảo tồn sông Tô Lịch, đồng thời có vùng đệm giữa sông với công trình giao thông", ông nói.

Chuyên gia Phan Lê Bình cũng cho biết Hà Nội đã quy hoạch sẵn chỉ giới mở rộng đường Láng, đồng thời có sự quản lý từ lâu về mặt xây dựng đối với dải dân cư nằm sát mặt đường. Do vậy khi đã có quy hoạch, việc triển khai sớm là cần thiết. Một mặt để giải bài toán ách tắc, đồng thời giúp người dân trong khu vực sớm ổn định đời sống an cư.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng nêu lên thách thức của dự án này khi công trình đường trên cao sẽ phải chạy trên cầu vượt Ngã Tư Sở và nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh việc lên phương án thiết kế, cần xử lý thấu đáo việc kết nối tại các nút giao (Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh), tránh để luồng xe cộ xung đột, gây ùn tắc kéo dài.

Theo Hồng Quang/Tuổi trẻ