Huawei: Đại gia công nghệ bí ẩn không chịu niêm yết chứng khoán

08/12/2018 12:08

Trong khi các hãng công nghệ khác đều đi theo hướng trở
thành công ty đại chúng, thì nhà sáng lập Huawei cho biết công ty không
có kế hoạch IPO. Theo ông, mục đích của IPO là để huy động vốn nhưng
hiện tại Huawei không thiếu tiền đầu tư và muốn giữ vững cơ cấu gắn kết
giữa công ty và nhân viên. 


Mạnh Vãn Chu (Meng Wenzhou) - con gái nhà sáng lập Tập đoàn Huawei của
Trung Quốc, ông Nhậm Chính Phi, bị bắt tại Vancouver, Canada theo đề
nghị của cơ quan chức năng Mỹ hôm 1/12 và đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ
sang Mỹ.

Vụ bắt giữ này diễn ra vào
thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Mỹ - Trung, ngay sau khi thỏa thuận
ngừng áp thuế kéo dài 90 ngày đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí trong cuộc gặp bên lề Hội nghị
Thượng đỉnh G20 tại Argentina.

huawei
Bà Mạnh Vãn Chu. Ảnh: Huawei

Canada đã
bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính kiêm phó chủ tịch tập đoàn
công nghệ Huawei, vì tình nghi bà vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối
với Iran.

Một nguồn thạo tin nói cơ
quan chức năng Mỹ cáo buộc bà Mạnh cố tình lách lệnh cấm vận thương mại
của Mỹ đối với Iran, song không cho biết cụ thể vụ việc.

Các công tố viên tại New York đang điều tra việc liệu Huawei có vi phạm lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran hay không. Tin này xuất hiện lần đầu hồi tháng 4 trên báo Wall Street Journal.

Ít nhất từ năm 2016, Mỹ đã xem xét việc Huawei được cho là vận chuyển các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ đến Iran và các nước khác.

Cuộc
điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ được tiến hành sau hàng loạt hành động nhằm
chấm dứt hoặc hạn chế sự tiếp cận của Huawei và nhà sản xuất điện thoại
Trung Quốc ZTE đối với nền kinh tế Mỹ sau những cáo buộc rằng các công
ty này có thể sử dụng công nghệ để do thám người Mỹ.

Tập đoàn của cựu quân nhân

Mạnh Vãn Châu là con gái lớn của Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) - người sáng lập ra gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.

Ông
Nhậm Chính Phi vốn là kỹ sư dân sự trong lực lượng Quân đội giải phóng
nhân dân Trung Quốc (PLA) trong nhiều thập kỷ đến khi nghỉ năm 1983 để
xây dựng doanh nghiệp viễn thông riêng.

nham chinh phi
Ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập tập đoàn Huawei.

Sau
hơn 20 năm thành lập, tập đoàn công nghệ Huawei Technologies được sáng
lập bởi cựu quân nhân Nhậm Chính Phi đã lọt top 500 công ty lớn nhất thế
giới của Fortune Global kể từ năm 2005. Bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 44
với số vốn vỏn vẹn chỉ 21.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 3.300 USD
hiện nay, Ren Zhengfei đã đưa Huawei trở thành công ty hàng đầu về viễn
thông và mạng với mức doanh thu 75,1 tỷ USD và lãi ròng 5,3 tỷ USD vào
năm 2017.

Trong tương lai bà Mạnh Vãn Châu được xem là người kế vị tiềm năng của ông Nhậm Chính Phi.

Huawei hiện là hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là hãng sản xuất smartphone lớn nhì toàn cầu.

Tuy
vậy, không như các đại gia công nghệ Trung Quốc khác, Huawei chủ yếu
hoạt động tại thị trường nước ngoài. Huawei là cái tên dẫn đầu tại nhiều
quốc gia trên khắp châu Âu, châu Á và châu Phi.


tuổi 74, Ren Zhengfei sở hữu khối tài sản trị giá 3,1 tỷ USD và đứng vị
trí 83 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc. 

Gia tộc bí ẩn

Trong
khi các hãng công nghệ khác đều đi theo hướng trở thành công ty đại
chúng, thì Ren Zhengfei cho biết Huawei không có kế hoạch IPO. Theo ông,
mục đích của IPO là để huy động vốn nhưng hiện tại Huawei không thiếu
dòng tiền đầu tư và muốn giữ vững cơ cấu gắn kết giữa công ty và nhân
viên. 

Là người sáng lập Huawei nhưng Ren Zhengfei chỉ nắm giữ 1,4% cổ phần và số còn lại đều nằm hết trong tay của 82.471 nhân viên đang làm việc tại tập đoàn. Đồng thời để tránh cổ phần công ty lọt vào tay người ngoài, Huawei quy định, nhân viên không làm việc cho tập đoàn nữa phải bán lại toàn bộ cổ phần cho công đoàn công ty.B

VSự bí ẩn trong hoạt động của Huawei cũng gây tò mò cùng với sự kín tiếng của gia tộc nhà sáng lập tập đoàn.

Trang Epoch Times cho
hay, bà Mạnh Vãn Châu ở Huawei ẩn mình suốt 20 năm, không ai biết mối
quan hệ giữa nữ giám đốc tài chính và người sáng lập tập đoàn, bởi lẽ cả
hai mang họ khác nhau.

Mạnh Vãn
Châu bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Giám đốc tài chính Huawei vào năm 2011.
Thời điểm bấy giờ, thế giới bên ngoài vẫn chưa biết về bối cảnh gia đình
cũng như thân thế của nữ doanh nhân sinh năm 1972. Đến năm 2013, cô mới
công khai danh tính, là con gái của ông Nhậm Chính Phi. Điều này tạo ra
nhiều bàn tán về tên họ cũng như hàng loạt đồn đoán về “người kế nhiệm
Huawei tương lai”.

Trang Epoch Times dẫn
lời nguồn tin trên mạng cho hay, Nhậm Chính Phi thuở ban đầu ở rể nhà
họ Mạnh. Vợ của ông là bà Mạnh Quân nên con gái và con trai đều theo họ
mẹ.

Không chỉ con gái cả mà con gái út của Mạnh Chính Phi cũng không mang họ bố. Theo thông tin tra cứu từ baike.baidu, con gái út của ông trùm Huawei sinh năm 1998, tên Annabel Yao.

Tờ Epoch Times nhận
xét, so với chị cả của mình, cô có phần thần bí hơn. Phải đến bữa tiệc
khiêu vũ cách đây không lâu, thế giới mới biết về sự tồn tại của cô.

Bị nhiều quốc gia từ chối

Huawei đang đánh mất khá nhiều thị trường rộng lớn như Ấn Độ, Mỹ, Canada, Úc, Anh, một số nước châu Phi giàu tài nguyên.

Huawei
từng bị Bộ trưởng Bộ Thông tin Nam Sudan - Michael Makuei Lueth cáo
buộc đột nhập vào email của các quan chức cấp cao Nam Sudan và gửi đi
các tài liệu giả mạo, tạo ra sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa Chính phủ Nam
Sudan với phía Trung Quốc.

huaweiff
Huawei bị nhiều nước tẩy chay vì "lo ngại an ninh quốc gia".

Trong những năm qua, Huawei bị nhiều nước tẩy chay vì "lo ngại an ninh quốc gia". Mỹ, Úc và New Zealand cũng đã quyết định loại Huawei khỏi kế hoạch phát triển mạng 5G vào năm 2020, qua đó, hình thành “Liên minh năm mắt” (Five Eyes, là một liên minh tình báo bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ) không chấp nhận hợp tác với Huawei phát triển mạng 5G. Chính phủ Anh, Nhật và Canada cũng đang kiểm tra nghiêm ngặt các công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc.

Theo Anh Mai/Nhà Đầu Tư