"Chúng ta càng tạo được dấu ấn trong cộng đồng, thương hiệu KFC càng phát triển mạnh ở những thị trường đó"- câu nói của Tony Lowings cho thấy mục tiêu và tham vọng lớn của doanh nghiệp với quy mô toàn cầu.
Ngày 01/01 đánh dấu kỷ niệm một năm Tony Lowings đảm nhận vai trò CEO cho bộ phận toàn cầu của KFC.
Trong báo cáo thu nhập quý 3 vào cuối tháng 10, KFC đã đạt được quý thứ 17 liên tiếp tăng trưởng doanh số bán hàng gồm 6% tăng trưởng những đơn vị mới và hoạt động của các thị trường như Ấn Độ, Mỹ Latinh, SOPAC và Nga.
"Nếu bạn nói về KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả công việc) và lợi nhuận kỷ lục thì tính đến thời điểm quý 3 năm nay là 767 triệu đô la. Trong lợi nhuận hoạt động thì đây là một năm rất tốt. Thật may mắn vì chúng tôi hoạt động ở 140 quốc gia trên toàn thế giới và phát triển ở quy mô toàn cầu", ông nói.
Thật vậy, KFC đã trên một quỹ đạo tăng trưởng toàn cầu không giống như hầu hết các thương hiệu khác, tăng giá trị lợi nhuận lên 71% trong sáu năm qua. So sánh với McDonald, tăng 8% trong cùng một khoảng thời gian, từ báo cáo News.com.au xuất bản của Úc. Đây là một đất nước có những câu chuyện tăng trưởng bất ngờ như thương hiệu KFC với báo cáo doanh số tăng 8% trên thị trường trong quý 3.
Mặc dù những con số rất ấn tượng, tuy nhiên, con đường tăng trưởng vẫn còn khá dài. Hãy xem xét cụ thể như là việc KFC có hơn 23.000 nhà hàng ở 140 quốc gia, trong khi McDonald có 38.000 nhà hàng. Vì tiềm năng này, Lowings vẫn đang cố gắng từng ngày trên hành trình của mình, ông nói:
"Chúng tôi nghĩ rằng thị trường KFC có thể tiếp tục phát triển. Chúng tôi đã có tiềm năng trên toàn thế giới. Công ty sẽ tăng gấp đôi quy mô và thậm chí có thể tăng gấp ba lần bởi hai phần ba KFC vẫn chưa được xây dựng".
Không còn nghi ngờ, công ty đang trên đà tăng trưởng và phá triển mạnh mẽ. Mới tuần trước, KFC đã công bố kế hoạch mở hơn 20 nhà hàng tại Baltics trong suốt ba năm tới. Công ty cũng mới vào Madagascar lần đầu tiên.
Tạo được dấu ấn và quy mô trên toàn thế giới mang lại rất nhiều lợi ích bao gồm cả việc chia sẻ các đổi mới trong menu nhà hàng giúp nổi bật nền văn hóa. Ví dụ, công ty thành công món Chizza (giống như một chiếc bánh pizza, nhưng với lớp vỏ gà rán) có nguồn gốc từ Philippines và từ đó đã được tung ra cho hơn 15 thị trường khác. Tại Hoa Kỳ, công ty dẫn đầu trong danh mục giới thiệu sản phẩm về gà dựa trên thực vật. Sản phẩm đã được bán hết trong khoảng năm giờ trong cuộc thử nghiệm tại một nhà hàng ở Atlanta. Tháng trước, thị trường KFC Canada đã ra mắt một chiếc bánh sandwich gà rán và bỏng ngô có nguồn gốc từ thực vật ở Mississippi, Ontario. Những sản phẩm được bán hết trong sáu giờ.
Mặc dù có một nhu cầu rõ ràng trong toàn bộ ngành công nghiệp và thị trường toàn cầu, tuy nhiên, Lowings vẫn khá bảo thủ về danh mục những sản phẩm đã có từ lâu đời. Đó là bởi vì ông tự tin vào sức mạnh của gà rán. Ông nói "chúng tôi cải tiến (dựa trên thực vật) nhiều hơn một chút, nhưng tôi không biết liệu nó có phải là một thành phần chính của công việc kinh doanh không".
Thị trường gà rán toàn cầu dự kiến sẽ mở rộng với tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm là 5,47% cho đến năm 2025. Đây chắc chắn là tín hiệu tốt cho một thương hiệu gà rán toàn cầu. Nó cũng có thể giải thích tại sao các thương hiệu gà rán khác, như Popeyes, đang mở rộng ra quốc tế. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh như vậy không làm nản được tinh thần của Lowings:
"Chúng tôi có một thương hiệu mạnh và nhìn chung bạn sẽ thấy rằng nếu là người dẫn đầu trên thị trường, bạn có xu hướng giữ vững điều đó trong một thời gian dài" ông nói.
Như đã nói ở trên, quy mô rộng của KFC mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, không chỉ với những đổi mới trong thực đơn mà còn cả trong các hoạt động, khả năng chuyển đổi hiệu quả từ thị trường này sang thị trường khác. Điều này có thể giúp tăng thêm những giá trị quan trọng trong các đổi mới kỹ thuật số như việc nhấp chuột chọn và phân phối hàng hóa. Chẳng hạn, kênh phân phối dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 200 tỷ đô la vào năm 2025 và ưu tiên hàng đầu tại nhiều thị trường KFC, bao gồm cả Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là công ty phải siết chặt việc quản lí hoạt động khi nhân viên gấp rút thực hiện nhiều đơn hàng từ nhiều kênh.
May mắn thay, đối với KFC toàn cầu, chủ tịch và giám đốc điều hành của thương hiệu Lowings có tư duy hoạt động hiệu quả. Do đó, công ty đang điều hướng các loại thay đổi thông qua cái mà họ gọi là RED Omnichannel Lab, một dự án kiểm tra các hoạt động và thiết kế nhà hàng. Thí nghiệm hiện đang được thử nghiệm tại 14 nhà hàng ở bốn thị trường, Vương quốc Anh, Pháp, Ba Lan và gần đây nhất là Dubai.
Như Lowings giải thích, các nhà hàng RED tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở vật chất dễ dàng cho cả khách và nhân viên. Về sau, KFC đang thử nghiệm những đổi mới trong việc pha chế đồ uống, nướng, chiên và xào. Công ty cũng đang xem xét và thử nghiệm các bố trí hậu trường mới và các thiết bị phụ trợ.
Lowings cho biết thêm những đổi mới này sẽ cho phép KFC duy trì chiến lược RED (có liên quan, dễ dàng, đặc biệt) được đưa ra cách đây vài năm. Chiến lược đó không chỉ bao gồm đổi mới kỹ thuật số và sản phẩm, mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ và văn hóa tập thể. Ông cũng cho biết KFC sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược RED dưới thời David Gibbs, người sẽ tiếp quản vị trí CEO mới của Yum Brands, kể từ 01/01/2020.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: http://ttvn.vn/kinh-doanh/kfc-dang-tung-buoc-nuot-chung-thi-truong-ga-ran-toan-cau-52019121211844118.htm