Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Khi nhân viên đến độ tuổi 30, các công ty Việt Nam đặc biệt là ngành dùng nhiều sales phải nhớ điều này nếu không muốn mất người

17/12/2018 15:25

Độ tuổi 30, sau 10 năm đi làm với nhiều kinh nghiệm, thói quen và kỹ năng được tích lũy, với nhiều người để thay đổi môi trường là điều không dễ dàng. Ở lứa tuổi 30, nhiều người thay đổi tăng trưởng vượt bậc nhưng cũng có nhiều người loay hoay nhảy việc, chưa tìm ra lối thoát cho bản thân mình.


Độ tuổi 30, sau 10 năm đi làm với nhiều kinh nghiệm, thói quen và kỹ năng được tích lũy, với nhiều người để thay đổi môi trường là điều không dễ dàng. Ở lứa tuổi 30, nhiều người thay đổi tăng trưởng vượt bậc nhưng cũng có nhiều người loay hoay nhảy việc, chưa tìm ra lối thoát cho bản thân mình.

Người tuổi 30 đi tìm mình là ai

"Đặc điểm của thế hệ chúng tôi và các bạn sau này đến năm 30 tuổi vẫn đang loay hoay đi tìm mình là ai", chuyên gia Đỗ Xuân Tùng chia sẻ tại buổi chia sẻ Cơ hội và thay đổi tuổi 30 cách đây không lâu. Ông Đỗ Xuân Tùng từng giữ vị trí là Giám đốc Kinh doanh khu vực miền Bắc của tập đoàn P&G. Trong quá trình công tác tại P&G, ông chịu trách nhiệm xây dựng đội ngũ bán hàng và phát triển thị trường tại 10 tỉnh miền Bắc, từng giúp doanh số tăng 150% đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của 15 nhà phân phối và hơn 100 nhân viên kinh doanh.

Theo ông Tùng những người bước vào độ tuổi 30 hiện nay không chỉ biết mình là ai mà còn không biết trong mắt người khác mình là ai. Điều này một phần đến từ nền giáo dục Việt Nam. Vị chuyên gia này, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

"Bạn là ai? Bạn là người tốt, bạn có năng lực nhưng có thể trong cách hành xử bạn chưa biết cách, chưa được như ý người ta. Đấy là vấn đề rất lớn khi ở trong và ở ngoài hợp nhất thì bạn sẽ thành công. Nếu không hợp nhất, lệch pha thì sẽ thất bại", vị này nhận định.

Vị chuyên gia này lấy ví dụ bạn rất giỏi nhưng ở bên ngoài không thể hiện được như thế hoặc không được công nhận hay trường hợp ngược lại bên ngoài bạn thể hiện quá giỏi nhưng bên trong chưa đạt được đến mức này thì cũng sẽ thất bại rất lớn.

Khi nhân viên đến độ tuổi 30, các công ty Việt Nam đặc biệt là ngành dùng nhiều sales phải nhớ điều này nếu không muốn mất người - Ảnh 1.

Chuyên gia Đỗ Xuân Tùng.

"Nền giáo dục Việt Nam hiện tại sinh ra một lớp người sinh ra không biết mình đi đâu về đâu", chuyên gia Đỗ Xuân Tùng thẳng thắn nhận xét. Lấy ví dụ ngay chính bản thân ông thời điểm sau khi tốt nghiệp đại học, trước 2 tuần nhận bằng tốt nghiệp ông vẫn rất băn khoăn không biết làm gì bây giờ dù học nghề ngoại ngữ. Sau này tấm bằng ngoại ngữ cũng không được cựu giám đốc kinh doanh miền Bắc P&G dùng đến, thay vào đó là ông Tùng tự tìm ra con đường đam mê của mình liên quan tới sales, marketing và đào tạo.

Nhân sự tuổi 30 ít gắn kết nhất

Đó là nhận định của bà Bùi Thị Thục Anh - chuyên gia Đào tạo và Phát triển tại VPBank khi nó về nhân sự tuổi 30 trong một công ty. Dưới góc độ là người làm nhân sự, chuyên gia này cho rằng lứa tuổi 30 ngày nay rất hiện đại, sử dụng trang thiết bị hiện đại tuy nhiên khảo sát về độ gắn kết thì lứa tuổi 30 độ gắn kết ngắn nhất, rất hay nhảy việc.

"Lứa tuổi 30 có những áp lực nhất định, khi bạn đã đi làm 8 năm, kinh nghiệm tích lũy, đến lúc thay đổi và quan tâm đến sự thăng tiến. Ngoài ra người ở độ tuổi này còn chịu những áp lực gia đình", chuyên gia này chia sẻ.

Sự thay đổi nghề nghiệp ở lứa tuổi này thường ở 2 khía cạnh: Thứ 1 là tìm kiếm thay đổi ở bên ngoài. Thứ 2 là thay đổi, luân chuyển nội bộ.

"Sau khoảng thời gian mình làm công việc đã quen khoảng 8 năm có lúc nào đó ta nhìn sang phòng ban bên cạnh và cảm thấy mình làm việc kia cũng tốt đó là lúc mình thay đổi. Trong nhân sự chúng tôi rất khuyến khích luân chuyển nội bộ", chuyên gia đào tạo này cho biết. Với trường hợp luân chuyển nội bộ được xem là thế win- win khi doanh nghiệp thì không mất người mà nhân viên được thay đổi công việc.

Trường hợp thư 2 với người độ tuổi 30 thay đổi nghề nghiệp là tìm cơ hội ở bên ngoài. Cũng là công việc đó nhưng khi có lời mời thu nhập cao hơn, rất khó ngăn cản họ thay đổi.

Khi nhân viên đến độ tuổi 30, các công ty Việt Nam đặc biệt là ngành dùng nhiều sales phải nhớ điều này nếu không muốn mất người - Ảnh 2.

Bà Bùi Thị Thục Anh - chuyên gia Đào tạo và Phát triển tại VPBank

Mặt khác từ góc nhìn người làm đào tạo, bà Thục Anh cũng cho rằng nếu bạn ở lại công ty thời gian đủ dài nhưng không được đào tạo hay học hỏi gì thì  cũng nên ra đi. Theo đó nhân sự nên tìm đến những đơn vị mình được học hỏi nhiều, được tạo cơ hội phát triển sự nghiệp để cống hiến.

"Cơ hội với người tuổi 30 khá nhiều. Ví dụ ở Việt Nam có nhiều định kiến. Ví dụ so sánh 1 em mới ra trường 24-25 tuổi với khoảng 30 thì mình luôn có định kiến trong đầu là người 30 tuổi kia chín chắn hơn. Người ta lập gia đình rồi, cơm áo gạo tiền rồi, không còn bay bổng, chạy theo phù phiếm để trải nghiệm. Họ sẽ phải kiếm tiền, sẽ phải hướng tới cái gì đó nghiêm túc. Đó là cơ hội", ông Tùng đồng quan điểm với chuyên gia đào tạo Thục Anh.

Ngoài ra theo ông Tùng, người 30 tuổi còn có vô vàn cơ hội khi lý tưởng  hay đường đi sự nghiệp đã rõ ràng hơn đồng thời các mối quan hệ xa hội cũng sâu và chắc hơn. Tuy nhiên chuyên gia này cũng cho biết thêm thời điểm 30 tuổi, người Việt luôn cần cái danh nào đấy.

"Nó thành luật bất thành văn trong đội của tôi: Các bạn cứ đến 28-30 tuổi làm sales dù kém đến đâu cũng phải cho lên làm quản lý. Đến tuổi đấy rồi cũng phải có cái danh gì khi về làng xã. Văn hóa Việt Nam có khái niệm tam thập nhi lập 30 tuổi phải có danh rất quan trọng", cựu giám đốc kinh doanh miền bắc P&G chia sẻ bí quyết.


Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ