Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Khủng hoảng phi công và lời giải win-win từ Vinpearl Air

21/09/2019 07:42

Học phí thấp nhất thị trường kèm hỗ trợ gói vay ngân hàng lên tới 85%, đào tạo tiếng Anh cam kết 90% đạt chuẩn, không ràng buộc sau tốt nghiệp - Vinpearl Air đã gỡ bỏ rất nhiều rào cản để trở thành phi công của giới trẻ. Ở tầm vĩ mô, doanh nghiệp này đang giải quyết bài toán nguồn nhân lực hàng không một cách bền vững cho toàn ngành.


Học phí thấp nhất thị trường kèm hỗ trợ gói vay ngân hàng lên tới 85%, đào tạo tiếng Anh cam kết 90% đạt chuẩn, không ràng buộc sau tốt nghiệp - Vinpearl Air đã gỡ bỏ rất nhiều rào cản để trở thành phi công của giới trẻ. Ở tầm vĩ mô, doanh nghiệp này đang giải quyết bài toán nguồn nhân lực hàng không một cách bền vững cho toàn ngành.

Áp lực nhân sự ngành hàng không

Báo cáo năm 2018 của Ngân hàng thế giới từng đánh giá tăng trưởng khách du lịch hàng không tại Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á. Trong đó giai đoạn 2016-2021, Việt Nam có tăng trưởng kép ở mức 17,4% so với trung bình Asean là 6,1%. Dự đoán của tổ chức này cũng chỉ ra mức tăng trưởng 2016-2026 của Việt Nam thậm chí còn cao hơn 20%. Từ đây, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Với tiềm năng tăng trưởng như vậy, các hãng hàng không nội địa tích cực đặt những đơn hàng mua máy bay trong vài năm gần đây. Hồi đầu tháng 2 năm 2019, bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, hai hãng hàng không của Việt Nam là Vietjet Air và Bamboo Airways đã ký hợp đồng với Boeing về việc mua tổng cộng 110 máy bay với giá trị hợp đồng lên tới 15,7 tỷ USD. Trong số này, Vietjet Air đặt mua 100 máy bay Boeing 737 Max với giá trị lên tới 12,7 tỷ USD. Với đơn hàng mới này, Vietjet trở thành khách hàng lớn nhất của dòng 737 MAX 10 tại châu Á lên tới 200 máy bay, theo xác nhận của Boeing.

Năm 2019, Vietnam Airlines cũng dự kiến sẽ nhận mới 22 máy bay, đưa tổng số máy bay lên 112 chiếc (sau khi trả lại 3 máy bay). Đây sẽ là năm kỷ lục về số lượng máy bay nhận mới trong vòng 5 năm gần nhất của hãng hàng không quốc gia.

Sự tăng trưởng nóng của ngành hàng không đang kéo theo sức ép về cơ sở vật chất và nhân lực lên toàn bộ các đơn vị liên quan, không chỉ các hãng hàng không, mà còn tác động đến các cảng vụ hàng không, kiểm soát không lưu, các công ty dịch vụ mặt đất.

Từ cuối năm 2016, Cục Hàng không Việt Nam đã nhận định, ngành hàng không dân dụng phát triển với tốc độ nhanh, một số doanh nghiệp có biểu hiện phát triển nóng, đặc biệt là phát triển đội tàu bay trong khi chưa chuẩn bị nguồn nhân lực dẫn đến khủng hoảng thiếu phi công.

Không chỉ ở Việt Nam, khan hiếm phi công cũng đang là vấn đề nóng bỏng toàn cầu. "Nếu bạn nhìn vào số lượng 44.000 máy bay mới được sản xuất trong 20 năm tới, kèm với đó chúng ta sẽ cần khoảng 800.000 phi công mới, và xây dựng một nguồn nhân lực chất là vấn đề vô cùng quan trọng", CEO hãng Boeing- Muilenburg nhận định.

Nhu cầu liên tục gia tăng nhưng nguồn cung phi công lại không đáp ứng kịp bởi những đặc trưng riêng của ngành nghề.

Theo ông Dương Trí Thành- Tổng  Giám đốc Vietnam Airlines, để có được 160 phi công của đội tàu bay 11 chiếc Boeing 787-9 đang khai thác, từ năm 2008, đơn vị này đã tuyển chọn, chuẩn bị lực lượng và chuyển loại cũng như chuyển giao công nghệ, đòi hỏi thời gian đào tạo khá dài.

Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia trong ngành, sự thiếu hụt phi công thể hiện ngay từ số lượng đầu vào. Học phí đắt đỏ và yêu cầu cao về tiếng Anh (hồ sơ tuyển sinh bắt buộc phải có chứng chỉ TOEIC từ 600 điểm trở lên, IELTS từ 5.5 trở lên hoặc tương đương còn hiệu lực) là những rào cản chủ yếu khiến những người nuôi "giấc mơ bay" cảm thấy ngần ngại khi đăng kí theo học nghề phi công.

Khủng hoảng phi công và lời giải win-win từ Vinpearl Air - Ảnh 1.

Lời giải win-win của Vinpearl Air

Trong bối cảnh đó, việc đoàn Vingroup công bố tham gia đào tạo nhân lực hàng không với trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành hàng không Vinpearl Air (VinAviation) lập tức được ủng hộ nồng nhiệt. Mục tiêu của Vinpearl Air là góp phần giải quyết sự khan hiếm phi công trong nước, đặc biệt, quyết tâm trở thành một trong các trung tâm cung cấp nguồn nhân sự phi công chất lượng chuẩn quốc tế xuất khẩu ra thế giới. Năm đầu tiên, Vinpearl Air sẽ tuyển sinh 400 học viên.

Tham gia khóa học này, học viên được đào tạo cơ bản tại đối tác của Vinpearl Air ở Mỹ, Úc và huấn luyện chuyển loại tại Việt Nam để trở thành phi công trong 26 tháng. Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế. Vingroup cũng cho biết đây là chương trình phi lợi nhuận với chi phí đào tạo tốt nhất thị trường, khoảng 2,82 tỷ (120.000 USD). Chi phí này thấp hơn khoảng 30% khóa học tương đương trên thị trường (vào khoảng 4 tỷ đồng). Theo bà Nguyễn Thanh Hương, Chủ tịch Vinpearl Air, đây là chương trình đào tạo phi lợi nhuận của Vingroup nhằm giải quyết bài toán tổng thể toàn ngành hàng không.

"Với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay của hàng không Việt Nam, một trường phi công chắc chắn chưa đủ để cung ứng cho nhu cầu thị trường. Chúng ta cần phải có nhiều trường và đặc biệt cần những người tiên phong vì đây là lĩnh vực chưa có tiền lệ, đường mòn để đi theo", cơ trưởng Nguyễn Nam Liên từng nhận định trên Zing.

Theo nhận định của vị cơ trưởng có gần 40 năm kinh nghiệm làm phi công, Vingroup có đủ nguồn lực về tài chính, đủ cơ chế linh hoạt của một tập đoàn tư nhân, thừa khả năng đầu tư vào hạ tầng cơ sở, và cũng thừa khả năng thu hút những chuyên gia hàng không giỏi trong và ngoài nước.

Khủng hoảng phi công và lời giải win-win từ Vinpearl Air - Ảnh 2.

Còn dưới góc độ cạnh tranh, Vinpearl Air được xem là vị thế đi sau so với đối thủ, do đó chiến lược áp dụng là những nước đi mang tính khác biệt cùng tới tầm nhìn rộng mở. Cụ thể có 4 điểm khác biệt trong chính sách đào tạo được Vinpearl Air đưa ra hiện chưa có trên thị trường gồm:

- Đào tạo Tiếng Anh từ cơ bản tới nâng cao làm bước đệm hoàn hảo giúp học viên tự tin theo học phi công (Vinpearl Air cam kết 90% học viên đạt chuẩn đầu ra);

- Giải pháp tài chính tối ưu (Tất cả học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 85% học phí, có cơ hội được ân hạn trả lãi và gốc đến 26 tháng, trả dần khi bắt đầu đi làm);

- Không ràng buộc việc làm (Học viên sau khi tốt nghiệp không ràng buộc làm việc tại Vinpearl Air, tức là có thể làm việc tại bất cứ hãng hàng không nào khác tại Việt Nam và trên Thế giới);

- Điều khác biệt cuối cùng, với học viên thuộc các gia đình chính sách, nghèo, Vinpearl Air bảo lãnh vay ngân hàng và hỗ trợ 50.000 USD/học viên (gồm tiền lãi vay và học phí), tài trợ khóa đào tạo Tiếng Anh trị giá 100.000.000 VNĐ tối đa trong 9 tháng (nếu học viên đáp ứng tất cả các yêu cầu còn lại). Với học viên nghèo, Vinpearl Air bảo lãnh vay ngân hàng và hỗ trợ 100% lãi vay phải trong 26 tháng.

"Triết lý kinh doanh tại Vinpearl Air cũng là triết lý win-win xuyên suốt của Vingroup. Chúng tôi muốn giải quyết bài toán nhân lực ngành hàng không ở tầm vĩ mô. Các học viên của Vinpearl Air sau khi học xong có thể làm việc tại đây nhưng họ cũng có thể sang làm việc tại các hãng hàng không khác, tự do thực hiện ước mơ trở thành phi công quốc tế . Bên cạnh mục tiêu giải quyết bài toán khan hiếm phi công trong nước và xuất khẩu phi công, Vinpearl Air còn hướng tới mục tiêu ươm mầm cho ước mơ bay, sẵn sàng tâm thế trở thành công dân toàn cầu cho thế hệ trẻ Việt", đại diện Vinpearl Air cho biết.


Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ