“4 con rồng châu Á” đều có khởi điểm rất khiêm tốn, và Đài Loan cũng không phải là ngoại lệ. Tính từ 1950 đến 1965, nền kinh tế Đài Loan hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ thông qua 1,5 tỷ USD viện trợ. Nông nghiệp chiếm đến 30% GDP, tàn dư của các công ty độc quyền từ đế quốc Nhật vẫn làm chủ nhiều mảng thị trường. Dấu ấn của “siêu lạm phát” trước đây vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ: ít người biết rằng tên đầy đủ của Đài Tệ hiện tại là “New Taiwan Dollar” – “Đô-la Đài Loan mới”, thay thế cho đồng Đài Tệ cũ vốn đã lên đến đơn vị... hàng triệu. Tại thời điểm phát hành đồng tiền mới (ngày 15/6 năm 1949), 40.000 Đài Tệ cũ mới đổi được 1 đồng Đài Tệ mới.
Các vấn đề kinh tế trở nên gay gắt vào đầu thập niên 1960, khi chính phủ Đài Loan buộc phải thực hiện cải cách kinh tế rộng khắp. Đến thập niên 1970, cuộc cải cách sang trang khi công nghệ được lựa chọn để trở thành trọng tâm phát triển. Máy móc được hạn chế nhập khẩu, doanh thu từ xuất khẩu nông nghiệp được dùng để phát triển công nghiệp hiện đại. Những khu vực nông thôn lạc hậu dần dần thành thị hóa. Của cải tạo ra thậm chí còn vượt sức mua nội địa , và từ đầu thập niên này nền kinh tế Đài Loan bắt đầu trở thành một nền kinh tế xuất khẩu thực sự.
Trong thập niên 90, GDP Đài Loan tăng trưởng phi mã, từ 205 tỷ USD của năm 1990 đến gần 500 tỷ USD của năm 2000. Cuối thập niên 2000, đầu thập niên 2010 Đài Loan lại chứng kiến một đợt tăng trưởng thần tốc khác. Chính vào lúc này, dấu ấn của Đài Loan lên nền kinh tế toàn cầu trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Dấu ấn đó chính là nền công nghiệp hi-tech của Đài Loan. Trải qua cuộc cách mạng máy vi tính và Internet, nền kinh tế Đài Loan đã thực sự bước sang một chương mới thông qua sự xuất hiện dày đặc của các tên tuổi như Foxconn, Pegatron, Compal, Asustek... Từ iPhone đến laptop HP, từ bo mạch server của Mỹ cho đến cảm biến camera trên smartphone Trung Quốc đều có phần đóng góp từ Đài Loan.
Sự trỗi dậy của Internet of Things hay AI lại một lần nữa chứng kiến nền kinh tế Đài Loan chuyển mình. Từ chỗ là kẻ đứng sau những gã khổng lồ, các công ty quốc nội được khuyến khích phát triển, bắt kịp và dần đi đầu trong việc tạo ra các xu hướng công nghệ mới. Để tạo nên sự cạnh tranh và bền vững, chính phủ Đài Loan tập trung phát triển các công ty nhỏ và vừa, tạo nên một tổ hợp các công ty với sản phẩm công nghệ đầy sáng tạo.
Năm 2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF bầu chọn Đài Loan là 1 trong những nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới, vượt mặt cả Hàn Quốc . Cho đến hiện nay, Đài Loan được coi là “Thung lũng Silicon châu Á”, khi những sản phẩm công nghệ cao liên tục được tạo ra, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng và tạo động lực cho nền kinh tế phát triển vượt bậc.
Với mong muốn tạo ra một cuộc sống tuyệt vời hơn nữa trong tương lai cho người tiêu dùng trên toàn thế giới, năm 1992 Hiệp hội Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) đã triển khai chiến dịch Taiwan Excellence nhằm vinh danh những sản phẩm sáng tạo vượt trội với giá trị tuyệt vời cho người tiêu dùng toàn cầu. Được công nhận bởi 100 quốc gia trên toàn thế giới, Taiwan Excellence vừa là biểu tượng cho cho những giá trị tuyệt vời trên các lĩnh vực sản phẩm, vừa là động lực thúc đẩy những sáng kiến mới của các doanh nghiệp Đài Loan, giúp họ chia sẻ những công nghệ đột phá này tới Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Tại Việt Nam, Taiwan Excellence cũng đã trở thành một biểu tượng quen thuộc . Ngay gần đây, Không gian Trải nghiệm Cuộc sống Tuyệt vời cùng Taiwan Excellence cũng vừa góp mặt tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Đài Loan – Taiwan Expo 2019, diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Trong không gian sống tuyệt vời này, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có dịp trải nghiệm trực tiếp các sáng tạo mới nhất đến từ Đài Loan. Tiêu biểu có thể kể đến đồ chơi thông minh Gigo: Bộ Xưởng Chế tạo Rô-bốt 1246R sẽ sử dụng cảm biến ánh sáng, cảm biến chạm, cảm biết siêu âm, động cơ servo, bộ điều khiển thông minh cốt lõi hoạt động như bộ não và kết nối trực tiếp với thiết bị máy tính bảng trên tay của trẻ. “Chơi mà học, học mà chơi”, Gigo chính là cách người Đài Loan cho trẻ em tiếp xúc sớm với các khái niệm AI và điện toán một cách đầy trực quan và thú vị.
MSI, “lão làng” trong lĩnh vực máy vi tính cũng mang đến rất nhiều sản phẩm đột phá, trong đó bao gồm một chiếc laptop game thủ mang tên GS65 Thin Stealth. Là sản phẩm được chứng nhận “Taiwan Excellence” nền công nghiệp hi-tech trứ danh, GS65 gây ấn tượng mạnh với độ dày chỉ 4,9mm và cân nặng chưa đầy 2kg. Bên trong thiết kế có thể khiến nhiều mẫu máy “thời trang” ghen tị, MSI trang bị cho GS65 Thin Stealth tấm màn 144Ghz trên laptop đầu tiên trên thế giới cùng sức mạnh Core i9 và GTX 2060.
Sức sáng tạo Đài Loan không chỉ dừng lại trên các sản phẩm điện tử người tiêu dùng. Trên lĩnh vực gia dụng, Không gian Trải nghiệm Cuộc sống Tuyệt vời cùng Taiwan Excellence mang đến cơ hội cho người dùng Việt thử nghiệm chiếc bình xịt khoáng Firdo với đặc điểm 100% từ tự nhiên, nguyên chất, không có vi khuẩn, không màu, không mùi vị, không chất bảo quản, dễ dàng sử dụng để ổn định và dưỡng ẩm da. Nhờ tích hợp những công nghệ mới mẻ nhất trong lĩnh vực sức khỏe, bình xịt khoáng Firdo còn có khả năng giữ được các nguyên tố vi lượng trong da và cải thiện khả năng bảo vệ da với oxy hòa tan cao.
Y tế - sức khỏe là những được hưởng lợi nhiều nhất nhờ sự tiến bộ của công nghệ, cứ nhìn vào sản phẩm ống nghe điện tử do Imediplus giới thiệu trong năm nay là thấy rõ. Công ty chuyên thiết bị sức khỏe này đã “tái phát minh” lại một dụng cụ vô cùng quen thuộc: ống nghe tim mạch. Tích hợp âm học và công nghệ, ống nghe Imediplus giúp quét mã vạch của bệnh nhân để tạo ra hồ sơ cá nhân riêng cho từng người. Bộ lọc âm thanh và lựa chọn tần số giúp xác định âm thanh bệnh lý. Bản đồ nội tạng được cấp bằng sáng chế giúp tạo ra bản ghi âm chi tiết hơn.
Mang trong mình nhiều đặc điểm chung về mặt con người, như cùng có bản tính hiền lành, chăm chỉ, cần cù lại có xuất phát điểm công nghiệp thấp, Đài Loan và Việt Nam đã cùng nhau khẳng định tình đoàn kết hợp tác qua nhiều năm. Với mục tiêu truyền cảm hứng về “kỳ tích Đài Loan”, Đài Loan đã mang đến Việt Nam những chiến dịch, những sự kiện để người dùng Việt có thể trực tiếp thử nghiệm một cuộc sống mới ngập tràn sáng tạo công nghệ. Trong số này, Taiwan Expo là cái tên quen thuộc nhất. Vẫn như mọi năm, Taiwan Expo 2019 đã gây ấn tượng mạnh với hơn 200 thương hiệu, đại diện cho nền kinh tế tiên tiến của Đài Loan, mang đến cho người tiêu dùng những lựa chọn chất lượng cho sản phẩm mình mong muốn, đồng thời khẳng định lại mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam - Đài Loan.
Quy tụ 34 thương hiệu và các sản phẩm sáng tạo nhất, đột phá nhất, Taiwan Excellence chính là “trái tim” của Taiwan Expo. Trong bối cảnh thế giới đang tiến bước mạnh mẽ nhờ công nghệ, người dân được tận hưởng những tiện ích hiện đại phục vụ trọn vẹn cho cuộc sống mới, khởi đầu từ cuộc phục hưng công nghệ do “Thung lũng Silicon châu Á” dẫn đầu, những hoạt động mang dấu ấn đậm nét như Taiwan Excellence chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo quan trọng cho người tiêu dùng Việt trong tương lai.