Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam ra đời (Quyết định số 1992/QĐ-BNV, ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nội Vụ) với vai trò và sứ mệnh truy tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển góp phần thiết thực nâng tầm nền Văn hóa Ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới một cách bền vững xứng tầm với kỳ vọng của “Quốc gia Dân tộc”.
Để hoàn thành sứ mệnh ấy, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thực hiện đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”. Đề án nhận được sự chung tay đồng hành và Tài trợ chính của Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan & đồng tài trợ của Hãng hàng không Vietravel Airlines. Với định hướng, tầm nhìn và thực hiện khoa học, thực dụng hiệu quả, BTC tin rằng đề án sẽ tập hợp thu hút mọi ngành mọi người mọi giới chung tay vì sự phát triển của Văn hóa Ẩm thực Việt Nam.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một kho tàng di sản vô giá của Việt Nam, việc khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam dựa vào nông lâm, ngư nghiệp hiện nay còn đang phát triển riêng lẻ, chưa có sự kết nối. Việc đưa văn hóa vào ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia sẽ là chất xúc tác liên kết các chuỗi cung ứng, sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp (VCCA đã hợp tác với Chương trình OCOP của Bộ Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương). Thương hiệu quốc gia về Văn hóa Ẩm thực gắn với thương hiệu điểm đến về du lịch, góp phần phát triển kinh tế du lịch, thu hút khách quốc tế cũng như nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Mục đích đề án: mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính
1. Khoa học dinh dưỡng: đối tượng là người dân, người tiêu dùng, người sử dụng các món ẩm thực. Nâng cao trình độ dân trí và hiểu biết về văn hóa, lịch sử, khoa học dinh dưỡng.
Cung cấp nền tảng thông tin thực tế về nguồn gốc nguyên liệu, cách chế biến kết hợp các nguyên vật liệu và gia vị của những món ăn đặc sắc các vùng miền, phát huy những giá trị về dinh dưỡng của các món Ẩm Thực, phổ biến cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp kinh doanh, và trao truyền lại cho thế hệ sau.
2. Kinh tế Ẩm thực: mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và tỉnh thành; nhà sản xuất tham gia trong ngành cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, chế biến ẩm thực, phát triển du lịch của địa phương
Tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu trong ngành ẩm thực, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực.
Từ cơ sở dữ liệu thu thập nghiên cứu được, Hiệp hội văn hóa Ẩm thực Việt Nam sẽ sang lọc bộ ẩm thực có khả năng đóng gói thành mô hình KHỞI NGHIỆP ẨM THỰC cho các hội viên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiếp cận mô hình khởi nghiệp
3. Văn hóa Ẩm thực: đối tượng là địa phương, vùng miền, quốc gia
Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các món ăn đặc sắc theo vùng miền của Việt Nam đến người dân trong nước và cộng đồng quốc tế, góp phần quảng bá du lịch qua văn hóa ẩm thực vùng miền, với các tiêu chí cốt lõi: mang tính văn hóa di sản vùng miền, Ngon, Lành, Đặc sắc. Phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển văn hóa ẩm thực đến với du khách trong và ngoài nước.
Bà Đinh Hồng Vân, Giám đốc Cấp cao ngành hàng Gia vị, đại diện Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho biết: “Chúng tôi đánh giá đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024” là rất cần thiết nhằm bảo tồn, giữ gìn, tôn vinh và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt. Là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm và gia vị, một phần quan trọng trong lĩnh vực ẩm thực, Masan Consumer vô cùng tự hào khi được đồng hành cùng chương trình này với vai trò Nhà tài trợ chính. Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn đồng hành với Hiệp Hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam lâu dài để phát hiện và giới thiệu các món ngon ra khắp Việt Nam và thế giới. Cùng với đó, góp phần phát triển các món ngon khắp vùng miền trở thành các ngành hàng kinh doanh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nội địa. Từ đó, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu trong ngành ẩm thực, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực.”
Theo Tạp chí Nhà Quản Lý