Những chủ đề tranh cãi về luật chống độc quyền đang được chú ý nhiều hơn khi chính phủ Mỹ chuẩn bị điều tra xem Google, Facebook, Apple và Amazon có đang cạnh tranh công bằng hay không.
Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp Mỹ, đều có thẩm quyền thực thi luật chống độc quyền, đã độc lập giám sát 4 công ty, với Amazon và Facebook dưới sự giám sát của FTC, và Apple và Google thuộc điều tra của Bộ Tư pháp, một nguồn tin chia sẻ với Reuters.
Các cuộc điều tra đã được ủng hộ bởi một số người tiêu dùng, những người này nói rằng các công ty công nghệ lớn kìm hãm sự cạnh tranh và giữ quá nhiều ảnh hưởng đến những phát ngôn và thương mại. Nhưng một số chuyên gia pháp lý cho biết các cuộc điều tra có thể không dẫn đến những thay đổi lớn, họ cũng lưu ý rằng luật pháp Mỹ gây khó khăn cho việc chứng minh vi phạm chống độc quyền.
Sau đây là trả lời của một số câu hỏi về những điều cơ bản của luật chống độc quyền của Mỹ và các cơ quan quản lý sẽ tập trung vào những vấn đề nào:
Luật chống độc quyền là gì?
Luật chống độc quyền tìm cách thúc đẩy cạnh tranh công bằng. Một đạo luật từ năm 1914, Đạo luật Clayton, cho phép chính phủ ngăn chặn các vụ sáp nhập sẽ gây hại cho người tiêu dùng.
Đạo luật Sherman, được thông qua vào năm 1890, nghiêm cấm các âm mưu cố định giá và các thỏa thuận khác nhằm kiểm soát cạnh tranh. Đạo luật Sherman cũng đưa ra các quy tắc liên quan đến quyền độc quyền. Đó là những luật mà Bộ Tư pháp và FTC có thể sẽ tập trung vào nếu họ khởi xướng điều tra các công ty công nghệ, các chuyên gia pháp lý cho biết.
Tại sao Google, Facebook, Amazon và Apple phải đối mặt với sự giám sát?
Bộ Tư pháp dự kiến sẽ tập trung vào các cáo buộc rằng Google ngầm hỗ trợ các sản phẩm của chính họ trong kết quả tìm kiếm và lạm dụng những ảnh hưởng của họ trên thị trường quảng cáo trực tuyến, mặc dù dự kiến sẽ xem xét tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty, các nguồn tin chia sẻ với Reuters.
Không ai biết các cơ quan sẽ điều tra hành vi đáng ngờ nào của Amazon, Facebook và Apple. Google đã nói rằng các thay đổi đối với các thuật toán tìm kiếm của hãng được thực hiện với người tiêu dùng và rằng hãng minh bạch trong cách quảng bá các dịch vụ của riêng mình.
Facebook đã bị đồng sáng lập Chris Hughes gọi là độc quyền truyền thông xã hội, người đã nói trên bài góc nhìn của New York Times rằng họ nên bị buộc phải bán hết các công ty con WhatsApp và Instagram. Phát ngôn viên của Facebook, Nick Clegg, trong chia sẻ về góc nhìn của chính ông, nói: "Trong môi trường cạnh tranh này, thật khó để giữ quan điểm rằng Facebook đang độc quyền." Clegg đã viết rằng Facebook chịu trách nhiệm về luật chống độc quyền đổi mới rất nhanh chóng, với mục đích khuyến khích sự thân thiện với người tiêu dùng.
Tại Mỹ, một nửa trong số tất cả các giao dịch mua sắm trực tuyến diễn ra trên Amazon, khiến công ty thương mại điện tử này lúng túng trước các đối tác sử dụng nền tảng của mình. Nhưng trong một bức thư năm 2018 gửi các cổ đông, Giám đốc điều hành Jeff Bezos nói rằng "Amazon vẫn là một công ty nhỏ trong ngành bán lẻ toàn cầu" bởi vì hầu hết các hoạt động thương mại vẫn là ngoại tuyến.
Cuối cùng, một số nhà phát triển phần mềm cho rằng Apple độc quyền trên thị trường ứng dụng của mình và sử dụng quyền lực này để yêu cầu mức hoa hồng khổng lồ, tham gia vào các hoạt động chống cạnh tranh khác. Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook nói với CBS News trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng rằng Apple không có vị trí thống lĩnh trong bất kỳ thị trường nào.
Chính phủ Mỹ cần chứng minh điều gì để thực hiện vụ kiện chống lại các "ông lớn" ngành công nghệ?
Các chuyên gia pháp lý cho biết rất khó để thể hiện sự vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Những điều luật không đủ để các cơ quan quản lý chỉ ra rằng một công ty đang ở thế độc quyền. Họ cũng phải chỉ ra hành vi chống cạnh tranh - lạm dụng vị trí thống trị đó nhằm vượt qua cạnh tranh công bằng.
"Bạn có thể có được sự độc quyền chỉ bằng cách trở thành một đối thủ cạnh tranh tốt và điều đó cũng ổn", Chris Sagers, giáo sư luật chống độc quyền tại Đại học bang Cleveland nói.
Bộ Tư pháp và FTC cũng cần chỉ ra rằng người tiêu dùng đang bị tổn hại, điều mà trong những thập kỷ gần đây thường được đo lường bằng việc liệu giá có tăng hay không và sự đổi mới đang chậm lại. Sử dụng các số liệu này, có thể khó chứng minh rằng các công ty công nghệ, vốn không tính tiền cho nhiều dịch vụ của họ, đang làm tổn hại đến người tiêu dùng, một số chuyên gia pháp lý cho biết.
Nhưng Charlotte Slaiman, một luật sư chống độc quyền của nhóm quyền lợi người tiêu dùng Public Knowledge, cho biết có sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các nhà kinh tế và công chúng rằng sai lầm khi cho rằng các dịch vụ như Google và Facebook là miễn phí. "Điều thực sự đang diễn ra là người tiêu dùng đang đánh đổi dữ liệu của họ để đổi lấy một dịch vụ," Slaiman nói.
Vào năm 2013, FTC đã đóng một cuộc điều tra về các hoạt động tìm kiếm của Google. Cơ quan này cho biết, trong khi Google thay đổi cách hiển thị kết quả tìm kiếm có thể gây hại cho một số đối thủ, thì có "bằng chứng phong phú" cho thấy Google đang cố gắng cải thiện trải nghiệm người dùng.
Chính phủ Mỹ có thể làm gì nếu các nhà điều tra tìm ra hành vi vi phạm chống độc quyền?
Cả FTC và Bộ Tư pháp đều có thể nộp đơn kiện dân sự tại tòa án liên bang và yêu cầu các thẩm phán ra lệnh thay đổi mô hình kinh doanh của công ty.
Bộ Tư pháp cũng có thể đưa ra các vụ kiện chống độc quyền hình sự, nhưng những vụ truy tố đó thường liên quan đến các tập đoàn và sửa đổi giá cả, khiến cho các công ty công nghệ lớn không thể bị buộc tội.
theo CNA