Những người không nhớ lịch sử thị trường chứng khoán sẽ ngạc nhiên khi sự sụp đổ tiếp theo xảy ra

20/10/2020 12:00

Trái ngược với Vinacafé Biên Hòa, sự phình to của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là nguyên nhân gây ra sự lao dốc trong lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên.

Vào một thời điểm nào đó trong thời gian tới, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ mất hơn 20% giá trị chỉ trong một ngày.

Có thể đây không phải là lời khuyên hữu ích, nhưng thực tế là bạn đang tự đùa mình nếu bạn nghĩ rằng sự sụp đổ ở mức độ lớn như vậy sẽ không thể xảy ra.

Quan điểm này trùng hợp với kỷ niệm 33 năm ngày thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ năm 1987. Vào ngày 19/10/1987, ngày thứ Hai đen tối, chỉ số Dow Jones đã mất 22,6%. Đó là mức giảm trong một ngày tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ.

Nếu một sự sụp đổ khác có quy mô tương tự xảy ra ngày hôm nay, thì chỉ số Dow Jones sẽ mất khoảng 6.500 điểm chỉ trong một ngày giao dịch.

Nhiều cải cách quy định đã được thực hiện sau cú sụp đổ năm 1987, cũng như sau những vụ sụt giảm lớn khác sau đó. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã tự an ủi rằng một vụ sụp đổ khác sẽ không xảy ra.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, Xavier Gabaix, đó là sự thoải mái sai lầm.

Adam Smith, tác giả quyển sách kinh điển “The Money Game” đã sử dụng cụm từ “kid market” (thị trường trẻ em) để chỉ các thị trường đầu cơ tăng giá, trong đó các nhà đầu tư kiếm được nhiều tiền nhất là những người còn quá trẻ để nhớ về những lần sụp đổ trước đó, họ không có ký ức về thua lỗ đậm.

Hai thập kỷ trước, giáo sư Xavier Gabaix cùng với 3 nhà vật lý tại Đại học Boston đã đưa ra công thức dự đoán tần suất của những thay đổi lớn hàng ngày trong thời gian dài. Mặc dù tần suất đó thấp, nhưng nó không phải là 0.

Đầu tư cũng tương tự. Đã hơn 30 năm kể từ cú sụp đổ năm 1987, những người thuộc thế hệ Y và Z hoặc không được sinh ra vào thời điểm đó hoặc chưa đủ lớn để có bất kỳ ký ức thực sự về sự sụp đổ của thị trường.

Nếu bạn đủ lớn để nhớ về vụ sụp đổ năm 1987, trí nhớ sẽ hỗ trợ bạn tốt khi bạn đánh giá loại rủi ro nào là phù hợp.

Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết chúng ta khó dành nhiều thời gian để tưởng tượng cách chúng ta có thể sắp xếp danh mục đầu tư của mình để tồn tại sau một cú sụp đổ khác.

Bạn có thể phản đối sự tương tự này với lý do rằng thị trường chứng khoán vào tháng 3 đã trải qua đợt giảm tồi tệ nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ. Nhưng thị trường chứng khoán sau đó đã phục hồi nhanh chóng. Các nhà đầu tư mới ngày nay đã xóa đi những ký ức của họ về những gì đã xảy ra vào tháng 3 với kỳ vọng “đợt điều chỉnh ngắn không ngăn thị trường lên mức cao mới”.

Năm nay trái ngược với những gì đã xảy ra từ tháng 1/1973 đến tháng 1/1985. Vào cuối khoảng thời gian 12 năm đó, theo dữ liệu của giáo sư tài chính Đại học Yale, Robert Shiller, người đoạt giải Nobel, thị trường chứng khoán không cao hơn so với sự khởi đầu trên cơ sở điều chỉnh cổ tức và điều chỉnh lạm phát.

Các nhà đầu tư đã sống trong khoảng thời gian hàng chục năm đó đã bị tổn thương đến mức nhiều người đã thề không quay lại thị trường chứng khoán. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1987 cũng gây ra hậu quả đau thương tương tự.

Theo Market Watch, nếu bạn đủ lớn để nhớ về vụ sụp đổ năm 1987, trí nhớ sẽ hỗ trợ bạn tốt khi bạn đánh giá loại rủi ro nào là phù hợp.

Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm hoặc chưa từng trải qua cú sụp đổ nào của thị trường, thì bạn cần đặc biệt chú ý đến các nghiên cứu học thuật kết luận rằng một ngày nào đó không thể tránh khỏi một vụ sụp đổ khác và nên thận trọng trong một thị trường tăng nóng.

Nguồn: https://tinnhanhchungkhoan.vn/nhung-nguoi-khong-nho-lich-su-thi-truong-chung-khoan-se-ngac-nhien-khi-su-sup-do-tiep-theo-xay-ra-post253022.html