Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Ông Dũng 'lò vôi' muốn 'giải độc' cho môi trường Việt Nam

26/01/2019 15:51

Nhà máy xử lý nước thải của ông Dũng 'lò vôi' đã khánh thành tại KCN Sóng Thần II (Bình Dương). Ông nói sẽ chi tiếp khoảng 10.000 tỉ đồng để xây hàng loạt nhà máy khác tại các 'điểm nóng' về ô nhiễm của Việt Nam

Nhà máy xử lý nước thải của ông Dũng 'lò vôi' đã khánh thành tại KCN Sóng Thần II (Bình Dương). Ông nói sẽ chi tiếp khoảng 10.000 tỉ đồng để xây hàng loạt nhà máy khác tại các 'điểm nóng' về ô nhiễm của Việt Nam

Ngày 26-1, ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng "lò vôi") đã cho khánh thành nhà máy xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh tại KCN Sóng Thần II (thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương) với vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng.

Nhà máy này mỗi ngày có thể xử lý hàng chục ngàn mét khối nước thải của các công ty đặt trong KCN. Đây là nhà máy kiểu mẫu, đầu tiên tiên của Việt Nam với ưu điểm vượt trội là nước thải sau xử lý không thải ra môi trường mà quay trở lại phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp đóng trong KCN. Đặc biệt nhà máy này không xử lý nước thải bằng hóa chất mà bằng phương pháp vi sinh do chính người Việt Nam phát hiện và lai tạo.

Lễ khánh thành nhà máy xử lý nước thải công nghệ mới của ông Dũng "lò vôi"

Ông Dũng lò vôi là chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Đại Nam. Ông đã mở Khu du lịch Đại Nam và nhiều KCN như KCN Sóng Thần 1, KCN Sóng 2, KCN Sóng Thần 3 tại Bình Dương.

Ông Dũng chia sẻ ông là người xây KCN đầu tiên ở Việt Nam. Trải qua hàng chục năm, các KCN đã giúp kinh tế đất triển nhưng lại khiến môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy ông nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm "giải độc", khắc phục hậu quả. Do đó ông bắt tay tổ chức, đầu tư, nghiên cứu quy trình, phương pháp xử lý nước thải ưu việt.

Ông Dũng là người tiên phong mở KCN bây giờ ông muốn xử lý các điểm nóng về ô nhiễm do KCN gây ra

Ông nói: "Từ nay trở đi chúng ta có thể phát triển công nghiệp mà không cần lo lắng về vấn đề xử lý nước thải. Không có gì là kinh khủng, đừng tưởng chỉ có người nước ngoài mới làm được. Việt Nam chúng ta làm được hết"

Trong vòng 3 năm tới, ông Dũng khẳng định sẽ dành khoảng 10.000 tỉ đồng để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, ưu tiên tại các "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường trên cả nước (dự kiến 100 nhà máy).

Nước thải sau xử lý không đổ ra sông suối, ao hồ mà quay trở lại phục vụ sản xuất công nghiệp

Bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng, cũng là người gánh vác, điều hành công việc cùng chồng) chia sẻ: "Từ khi tôi về với anh Dũng đến nay đã gần 13 năm, tôi thấy ảnh toàn làm những việc khó. Có những việc người ta không dám nghĩ, không dám làm mà ảnh lại làm. Tôi nghĩ những việc đó là sứ mệnh, định mệnh của ảnh nên tôi luôn cổ vũ, động viên"

NHƯ PHÚ

Theo Người lao động