Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Phó Chủ tịch MoMo kể chuyện 2 năm trời chầu chực ở NHNN xin giấy phép: 10 năm trước nghĩ công ty chết chắc, giờ đây chắc là... không chết, ít nhất trong vài năm tới!

29/08/2019 19:14

“Làm MoMo đến năm thứ 10. Môn khởi nghiệp này khó quá. 10 năm rồi chỉ thấy start mà chưa có up. Chỉ tự tin là nó không chết thôi chứ up còn phải chặng đường dài nữa…”, ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty M-Service (MoMo) cười cho biết.


“Làm MoMo đến năm thứ 10. Môn khởi nghiệp này khó quá. 10 năm rồi chỉ thấy start mà chưa có up. Chỉ tự tin là nó không chết thôi chứ up còn phải chặng đường dài nữa…”, ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty M-Service (MoMo) cười cho biết.

10 năm trước lúc nào cũng nghĩ công ty sẽ chết!

 

Kể về hành trình đến với ví điện tử MoMo, ông Tường thừa nhận, với một startup làm ý tưởng mới, quá sớm và đi trước thời đại thì đó là một khó khăn không bao giờ quên, có thể nói là trả giá.

“Làm MoMo đến nay là năm thứ 10 mà thấy môn này khó quá. 10 năm rồi chỉ thấy start mà chưa thấy up. Không rõ khi nào nó up. Chỉ tự tin nó không chết thôi chứ up chắc còn phải chặng đường dài. Mình chỉ up khi nó thực sự trở thành sản phẩm mà mọi người không thể thiếu được”, Phó Chủ tịch MoMo chia sẻ.

Có một ví dụ là, nếu làm startup mà khi sản phẩm đó biến mất trên đời mọi người cảm thấy gì. Có 3 ý: Cảm thấy đau khổ, đau đớn; hơi buồn xíu; chẳng cảm thấy gì. Theo ông Tường, một công ty thành công khi mà sản phẩm đó mất đi mà mọi người cảm thấy đau khổ.

“10 năm trước lúc nào cũng nghĩ công ty sẽ chết. Giờ thì có vòng đầu tư đủ lớn, sự tin tưởng của NĐT để tiếp tục đi tiếp. Nên chắc là không chết ít nhất trong vòng vài năm tới”, ông Tường cho hay.

2 năm vác gối ra ngủ trước cửa Ngân hàng Nhà nước để xin giấy phép

Ý tưởng về MoMo Payment đến quá sớm. Từ những lời khuyên và định hướng của một số anh chị tiền bối, từ năm 2009, Nguyễn Mạnh Tường cùng các co-founder đã quyết tâm và loay hoay tìm ra mô hình MoMo Money đang khá thành công ở châu Phi.

“Mình cũng lặn lội qua châu Phi đi học, loay hoay chán để tìm ra mô hình chuyển tiền thanh toán ở Việt Nam. Tuy nhiên, để chuyển tiền thanh toán được thì phải có số để nạp tiền vào. Vì bản chất là digital payments phải biến tiền mặt thành digital - điểm đến nạp tiền vào rút riền ra. Nếu không có điểm đó thì digital là vô nghĩa. Cái khó nhất lúc này là xây điểm nạp tiền và phải đi xin giấy phép”, Phó Chủ tịch MoMo kể lại.

Hành trình “ăn ngủ” ngoài đường bắt đầu với team MoMo. “Mình cùng một anh nữa trong team "vác gối ra ngủ" trước cửa Ngân hàng Nhà nước được 2 năm để xin giấy phép chưa từng có ở Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thì ủng hộ nhưng mọi người vẫn giữ tâm lý lo sợ. Sợ bởi mô hình này chưa từng có nhỡ mất tiền thì sao, bị lừa thì sao, trong khi đó mình là công ty startup bé tí”, ông Tường chia sẻ.

Phó Chủ tịch MoMo kể chuyện 2 năm trời chầu chực ở NHNN xin giấy phép: 10 năm trước nghĩ công ty chết chắc, giờ đây chắc là... không chết, ít nhất trong vài năm tới! - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch MoMo chia sẻ, thời gian theo đuổi mô hình khởi nghiệp không phải là câu chuyện ngồi máy lạnh để làm, đó là đi ngoài đường, trải qua muôn vàn khó khăn

Thử và xin nhiều cách, đến lúc thử nghiệm thì ngân hàng cũng cẩn thận cho thử ở 5 tỉnh miền Tây. “Dù biết thử ở các tỉnh miền Tây với mô hình chuyển tiền thanh toán là cực kì khó nhưng mình vẫn xuống miền Tây và ăn ngủ ở đó để làm mô hình. Sau này được thử lên 10 tỉnh, rồi 20 tỉnh, 40 tỉnh trên toàn quốc”, ông Tường cho hay.

Theo vị Phó Chủ tịch này, 5 năm trời theo đuổi mô hình đó thực sự không phải là câu chuyện ngồi máy lạnh để làm. Đó là đi ngoài đường, để biến những cửa hàng sim thẻ điện thoại thành cửa hàng kiểu “giải trí” ngân hàng, mà ở đó người ta có thể thực hiện giao dịch nạp tiền, chuyển tiền, định danh…

“Thời điểm đó, MoMo làm được điểm chuyển tiền thanh toán. Lúc đó, sim điện thoại 128kb, nhà mạng dành cho mình 15kb để viết 1 ứng dụng. Ứng dụng đó phải chuyển tiền được, nạp tiền điện thoại, phải thanh toán hóa đơn… viết trên sim của nhà mạng khi họ sản xuất là sản xuất luôn ứng dụng trong đó”, Nguyễn Mạnh Tường kể lại.

Tuy vậy, sau này vì “cố quá thành quá cố”, theo ông Tường mô hình chết do tăng trưởng chậm. Lúc đó team lại hoang mang tìm cách khác.

Sau khi từ bỏ làm ứng dụng trên sim, team MoMo chuyển sang viết ứng dụng cho điểm giao dịch. Lúc đó, công ty có xây dựng mấy ngàn điểm giao dịch cả nước để khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, chuyển tiền bằng tiền mặt. Đây là ứng dụng trên Mobile cho đại lý chứ không phải ứng dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, do nắm rõ quy trình và khách hàng nên mô hình tiếp tục thất bại.

Sau lần thất bại thứ hai, năm 2013, MoMo tiến hành làm app trên smartphone. Lúc đó, theo ông Tường cả đội dồn tất cả nguồn lực còn lại vào làm app.

“Đến giờ app có vẻ ổn, có 11 triệu người tải sử dụng, đang có sự tăng trưởng tốt”, Chủ tịch MoMo cho biết.