Chắc chắn sếp nào cũng thích kiểu nhân viên đem lại giá trị cao cho công ty. Vậy nhân viên như thế nào mới có thể đem lại giá trị cao cho công ty?
"Sếp thích kiểu nhân viên như thế nào?". Đó là điều mà mỗi nhân viên nên chủ động tìm hiểu nếu không muốn công việc của mình luôn đi theo đường vòng.
Trong một công ty, nhân viên không chỉ làm việc, tương tác với đồng nghiệp xung quanh mà còn cần phải học cách giao tiếp, tương tác với chính sếp mình. Bởi vì tiền lương, cấp bậc công việc và việc phát triển sự nghiệp của bạn chịu ảnh hưởng rất lớn từ quyết định của sếp. Đặc biệt là hai thứ - tiền lương và vị trí công việc, sếp của bạn hoàn toàn có thể cho bạn.
Muốn hiểu rõ ông chủ của mình, trước tiên hãy hiểu rõ vị trí của bản thân.
Trước hết, chúng ta cần nắm rõ doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp phụ thuộc vào quy luật của thị trường, vì lợi nhuận và tồn tại thông qua lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp không có lợi nhuận thì doanh nghiệp đó sớm muộn gì cũng phá sản. Vì vậy, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng cho sự tồn tại của doanh nghiệp.
Vậy nhân viên thì sao? Mỗi vị trí, vai trò của từng nhân viên trong công ty đều nhằm mục đích xây dựng lợi lích cho doanh nghiệp. Một nhân viên vì công ty mà cống hiến, đem lại càng nhiều lợi nhuận sẽ quyết định vị trí và mức lương mỗi tháng tháng của nhân viên đó như thế nào. Vì vậy, nếu bạn muốn nhận được mức lương cao thì trước tiên phải đem lại nhiều lợi ích cho công ty.
Quay trở lại vấn đề chúng ta đang bàn: Sếp của bạn thích kiểu nhân viên như thế nào? Câu trả lời đơn giản thế này, sếp bạn rất thích kiểu nhân viên đem lại giá trị cao cho công ty. Vậy nhân viên như thế nào mới có thể đem lại giá trị cao cho công ty.
1. Nhân viên chăm chỉ và trung thành
Kiểu nhân viên này không nhất định phải là người tài năng nhất, nhưng phải là người cực kỳ trung thành và không ngững nỗ lực làm việc để mang lại doanh thu ổn định cho công ty. Theo thời gian, nhóm người này sẽ trở thành trụ cột của công ty. Nếu không có những người này doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động tốt được.
2. Nhân viên chủ động trong suy nghĩ
Đã là công việc thì chắc chắn sẽ có nhiều lúc gặp phải các vấn đề cần tìm phương pháp tối ưu hóa để giải quyết. Nếu chỉ biết dựa vào sự chăm chỉ và suy nghĩ cứng nhắc thì sẽ rất khó giải quyết vấn đề. Trong trường hợp này cần phải không ngừng suy nghĩ, chủ động đưa ra các biện pháp xử lý, biết cách phối hợp với đồng nghiệp, có vậy mới giải quyết các vấn đề khó khăn nhất của công ty.
Đó chính là kiểu nhân viên thứ hai. Họ có thể suy nghĩ và làm việc ở bất cứ đâu, kiểu nhân viên này thuộc nhóm người cầu tiến nhưng không bảo thủ.
Tại sao các công ty cần kiểu nhân viên thứ hai này? Bởi vì trong bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, các công ty phải liên tục đổi mới, nhân viên cũng phải năng động, nhiệt huyết và tự chủ mới có thể đồng hành với sự chuyển mình của công ty đó. Những nhận viên có thể đối mặt trước sự thay đổi, cải cách của các doanh nghiệp nhất định có thể đảm đương trách nhiệm lớn lao và cống hiến nhiều cho công ty.
Thu Hoài
Theo Trí Thức Trẻ