Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Masan đặt cược vào thị trường thịt heo có giá trị 10 tỷ USD tại Việt Nam

06/08/2019 10:18

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan khi nói về Masan Nutri-Science trước đây cho biết chiến lược theo đuổi chuỗi giá trị thịt được áp dụng kinh nghiệm từ ngành hàng nước mắm.


Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan khi nói về Masan Nutri-Science trước đây cho biết chiến lược theo đuổi chuỗi giá trị thịt được áp dụng kinh nghiệm từ ngành hàng nước mắm.

Tháng 7/2019, công ty Masan Nutri Science đổi tên thành Masan MeatLife (MML), tập trung phát triển ngành thịt sau 4 năm chuyển đổi mô hình kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sang mô hình kinh doanh thịt đóng gói có thương hiệu phục vụ cho người tiêu dùng.

Chuỗi giá trị thịt của Masan MeatLife đã hoàn chỉnh theo mô hình 3F (từ nông trại đến bàn ăn) khi công ty này sở hữu 12 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (trong đó có các cái tên đình đám như Anco, Proconco, Biozeem) với tổng công suất 3 triệu tấn/năm, trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An với sản lượng 230.000 con heo thịt mỗi năm và một tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam có công suất 1,4 triệu con heo mỗi năm, tương đương 140.000 tấn theo tiêu chuẩn Châu Âu.

MML đã ra mắt sản phẩm thịt mát thương hiệu "Meat Deli" vào tháng 12/2018 với kênh phân phối phủ khắp tất cả các siêu thị Vinmart với mô hình "cửa hàng bên trong cửa hàng" bên cạnh các cửa hàng và đại lý MeatDeli thông thường.

Đón đầu thị trường thịt heo 10,2 tỷ USD

Trong 3 năm qua, khủng hoảng giá heo kéo dài rồi đến dịch tả khiến Masan không ít lần lao đao. Đầu tiên là khủng hoảng giá heo giai đoạn 2016-2017 khi nhu cầu thịt heo của Trung Quốc giảm mạnh đã khiến giá thịt heo trong nước có thời điểm giảm còn 22.000 đồng/kg, ảnh hưởng đến cả thị trường thức ăn chăn nuôi. Năm 2018, sản lượng thức ăn cho heo của Masan giảm 58% trong bối cảnh thị trường thức ăn chăn nuôi thương mại giảm 72%, từ khoảng 6,3 triệu tấn vào năm 2016 xuống còn 1,5 triệu tấn năm 2018 trên cả nước. Doanh thu của MML năm 2018 giảm khoảng 25%.

Năm 2018 khi nguồn cung sụt giảm do các hộ chăn nuôi giảm số lượng lợn nái hoặc treo chuồng, giá thịt heo hồi phục nhẹ trở lại thì gặp dịch tả heo Châu Phi. Ở thời điểm hiện tại giá thịt heo hơi khoảng 36.000 đồng/kg và dự báo có thể tăng lên 45.000 đồng/kg khi dịch tả heo Châu Phi lan rộng. Đến thời điểm tháng 5/2019 có 55 tỉnh thành có dịch khiến đàn heo cả nước giảm 5,5% so với cùng kỳ 2018. Dẫn đến tình trạng Việt Nam phải nhập khẩu thịt heo trong nửa đầu năm 2019 (giá trị gần 23,6 triệu USD).

Tại thị trường Mỹ, giá thịt lợn bán sỉ năm 2019 ở mức gần 80 USD/200 pounds, tức là khoảng 19.000 – 20.000 đồng/kg, thấp nhất trong một thập kỷ. Trong khi đó, giá thịt lợn tại thị trường Trung Quốc có thể đạt đỉnh vào quý 4/2019 do ảnh hưởng từ dịch tả heo Châu Phi.

Thịt mát của Masan tấn công chợ truyền thống: Đặt cược vào thị trường thịt heo có giá trị 10 tỷ USD tại Việt Nam - Ảnh 1.

Giá bán sỉ thịt lợn tại thị trường Mỹ

Tuy nhiên Masan vẫn kiên trì đầu tư cho chuỗi giá trị thịt với mục tiêu muốn chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ chợ truyền thống sang kênh cửa hàng hiện đại và siêu thị cũng như đặt cược vào sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam khi thu nhập trung bình tăng nhanh cùng quá trình đô thị hóa. Theo thống kê, tổng lượng tiêu thụ thịt heo của Việt Nam lên tới 10,2 tỷ USD mỗi năm (gấp 2,5 lần giá trị ngành sữa) trong đó tỷ lệ thịt tươi chiếm 98%.

Sản phẩm nhận diện thương hiệu, truy suất nguồn gốc, giá cả hợp lý và an toàn là các mục tiêu Masan muốn đánh vào tâm lý người tiêu dùng hiện đại. Giá thịt heo hơi xuống thấp có thể khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phá sản vì lỗ vốn, nhưng điều này không phải quá lo ngại với các trại chăn nuôi quy mô lớn. Masan MeatLife kỳ vọng biên lợi nhuận từ mảng thịt sẽ đạt trên 30% ổn định trong trung và dài hạn.

Thịt mát của Masan tấn công chợ truyền thống: Đặt cược vào thị trường thịt heo có giá trị 10 tỷ USD tại Việt Nam - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của Masan MeatLife trong nửa đầu năm 2019

Mục tiêu sẽ chiếm 15% thị trường thịt heo Việt Nam vào năm 2022

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan khi nói về Masan Nutri-Science trước đây cho biết chiến lược theo đuổi chuỗi giá trị thịt được áp dụng kinh nghiệm từ ngành hàng nước mắm. Khi Masan thâm nhập thị trường nước mắm nội địa, chỉ trong vòng 3 năm có 90% người tiêu dùng đã đổi sang các loại nước mắm của Masan. Ông Quang tin rằng Masan sẽ có các sản phẩm có thể thay đổi thị trường và đặt ra mục tiêu năm 2022 có thể đạt doanh thu 2 tỷ USD với đóng góp 50% từ các sản phẩm thịt có thương hiệu và đạt lợi nhuận 200-250 triệu USD.

Thịt mát của Masan tấn công chợ truyền thống: Đặt cược vào thị trường thịt heo có giá trị 10 tỷ USD tại Việt Nam - Ảnh 3.

MML đặt kỳ vọng sẽ đạt được 15% thị phần giá trị của thị trường thịt vào năm 2022. Ở thời điểm hiện tại hệ thống phân phối Meat Deli gồm 9 cửa hàng, 61 đại lý và 100% cửa hàng Vinmart. Mục tiêu năm 2019 sẽ tăng rất nhanh lên trên 90 cửa hàng, 500 đại lý và phủ 80% các siêu thị (mô hình cửa hàng trong cửa hàng), doanh thu 500-1000 tỷ. Đến năm 2022 sẽ là hơn 300 cửa hàng MeatDeli, hơn 4.400 đại lý và 500 cửa hàng trong cửa hàng.

Nằm trong chiến lược chuyển đổi sang mô hình FMCG có tốc độ tăng trưởng nhanh, Masan có kế hoạch niêm yết MML lên sàn UPCoM vào năm 2019 và IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2022 – 2023.