Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Thương hiệu Việt: 'Quảng nổ', giấc mơ ô tô Việt và 'mỏ vàng' từ đầu tôm

21/10/2018 12:44

'Âm thầm' gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu từ 'cái đầu tôm', những tưởng bỏ đi. Không được 'lấy làm tự hào' về thương hiệu Việt như Bphone, như VinFast, nhưng sản phẩm cao cấp chiết xuất cái đầu tôm đã có tên tuổi trên thị trường thế giới

'Âm thầm' gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu từ 'cái đầu tôm', những tưởng bỏ đi. Không được 'lấy làm tự hào' về thương hiệu Việt như Bphone, như VinFast, nhưng sản phẩm cao cấp chiết xuất cái đầu tôm đã có tên tuổi trên thị trường thế giới

Quá tam ba bận, cuối cùng thì chiếc Bphone 3 của Tập đoàn Công nghệ Bkav cũng đã làm hài lòng khách hàng.

Khách hàng không còn “chê ỏng chê eo” nào là Bphone 1 “chán không thể tin nổi, Bphone 2 thì “chất” cũng “tầm tầm bậc trung”, giá thì “chát đắng”.

Khi ra mắt Bphone 3, CEO Nguyễn Tử Quảng với biệt danh “Quảng nổ” chấn an dư luận là, Bphone 3 giá không còn “chát” nữa, “chất” thì vô tư, khi chưa trải nghiệm, đừng vội quy kết.

Người tiêu dùng vẫn hoài nghi rằng “lại nổ”. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng vẫn chờ đợi chiếc Bphone 3 này.

Bphone3.

Sáng ngày 19/10, tại Showroom Bphone ở Royal City, khách hàng đến khá đông, để được sở hữu Smart Phone Madein Việt Nam.

Cũng như, cái ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi VinFast giới thiệu 2 mẫu xe tại Triển lãm ô tô Paris 2018, mang đặc điểm “Bản sắc Việt- Thiết kế Ý- Kỹ thuật Đức- Tiêu chuẩn quốc tế”.

2 mẫu xe Vinfast có tên Lux A2.0 với dòng sedan và Lux SA2.0 với dòng SUV. (Ảnh: Vinfast).

Cuộc “hôn nhân tay ba” làm nên giấc mơ ô tô Việt.

Ghi nhận trên truyền thông là những dòng cảm xúc. Nào là, vỡ òa, sung sướng, tự hào về…thương hiệu Việt, vươn ra thế giới.

Và dự là đến cuối năm 2019, những chiếc ô tô Việt mang “bóng hình” của ô tô Ý, “chất” của Đức mới ra mắt người dân Việt.

Dư luận cũng mong rằng, VinFast cũng cũng như CEO “Quảng nổ”, bán sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế với giá không “chát”.

Giấc mơ Smart Phone Madein Việt Nam đã chào đời.

Giấc mơ ô tô Việt… còn chờ đợi và hy vọng.

Riêng giấc mơ “mỏ vàng" từ cái đầu tôm” đã thành hiện thực.

Không quảng bá như “bắn pháo hoa” của VinFast và CEO “Quảng nổ”, sản phẩm chiết xuất từ cái đầu tôm bỏ đi cũng đã vươn ra tầm thế giới, mà đâu có ầm ĩ.

Thành lập năm 2013, Công ty Cổ phần Việt Nam Food (VNF) đã biết khai thác “mỏ vàng” từ phụ phẩm là cái đầu tôm.

Tuy “non trẻ” nhưng VNF đã là công ty hàng đầu và lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực thu gom, xử lý và chế biến phụ phẩm thủy, hải sản ( đầu, vỏ tôm, nội tạng mực…), tạo ra những sản phẩm có giá trị , ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: Dươc phẩm, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và phân bón…

Phụ phẩm tôm trở thành “mỏ vàng” ở Việt Nam. (Ảnh cắt từ clip của VTC)

Bài viết này, tôi chỉ đề cấp đến “mỏ vàng” tôm mà VNP đã rất thành công trong việc chuyển giao công nghệ từ Trường Đại học Nha Trang.

Tôm là mặt hàng chủ lực khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Thủy sản Việt Nam: “Ngành tôm Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Sản lượng tôm Việt Nam năm 2014 đạt gần 600.000 tấn, dự kiến đến năm 2020 đạt 800.000 tấn.

Phụ phẩm tôm chiếm tỷ trọng bình quân ở mức 35-45% trọng lượng cơ thế ( tùy loại tôm sú hay tôm thẻ…). Ngoài ra, protein trong đầu tôm còn chứa chất carotenoids ( một dạng sắc tố hữu cơ, chủ yếu là astaxanthin- sắc tố có màu đỏ thẫm). Đầu, vỏ tôm còn là nguyên liệu tốt nhất trong số nguyên liệu làm chitin/chitosan”.

VNF làm phép tính đơn giản, đầu tôm bán cho ngành thức ăn gia súc thì giá thành từ 10 đến 15 ngàn/kg thành phẩm; chiết suất ra chất dẫn dụ phục vụ sản xuất, thức ăn gia súc giá: 20 ngàn/kg thành phẩm; chế biến tôm giá: 80 đến 100 ngàn/kg thành phẩm.

Và nếu sản xuất ra chất chitosan dùng trong công nghiệp giá: 40-50 USD/kg thành phẩm. Sản xuất chitosan cao cấp, sử dụng trong ngành y tế, nếu được đầu tư về công nghệ, thiết bị, giá có thể lên đến 500 USD/kg thành phẩm.

Kỳ vọng đưa ngành chế biến phụ phẩm hướng tới xu hướng “Không chất thải-zero waste” toàn cầu (tận dụng triệt để nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu tối đa lượng chất thải đầu ra). Với công trình nghiên cứu của trường Đại học Nha Trang, VNF đã áp dụng thành công, khai thác tối đa chất thải đầu tôm, cho ra dòng sản phẩm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc và phần “bỏ đi” làm phân bón.

Ông Phan Thanh Lộc - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Việt Nam Food cho biết: Năm 2015, công ty bắt đầu thử nghiệm và sản xuất các sản phẩm có giá trị cao về đầu tôm.

Ngoài các mặt hàng thực phẩm, công nghiệp, công ty đã đặc biệt chú trọng với công nghệ chiết xuất chitosan để xuất khẩu sản phẩm. Ông Lộc ví von” có giá trị như vàng, trên nguyên liệu rẻ như cho”.

Ông Phan Thanh Lộc chia sẻ: Chúng tôi cũng trăn trở, đây là một thách thức lớn, với câu hỏi làm sao sản xuất cạnh tranh, trong khi đây là một ngành khá non trẻ, mới mẻ ở trong nước. Nếu sản phẩm ra đời không đủ sức cạnh tranh, chất lượng không ổn định, sẽ chết. Rồi làm sao đẩy ra được thương mại hóa thế giới.

Chitosan trong y học: Có khả năng thúc đẩy quá trình đông máu; gần như không gây phản ứng và có tính chất kháng khuẩn tự nhiên; có tác dụng giảm đau, do khả năng ngăn chặn xung động ở các nút tận cùng các dây thần kinh cảm giác; có tính chất nhầy nên được sử dụng để đưa thuốc vào cơ thể qua da...

VNF đã thành công ngoài mong đợi.

Tiến sĩ Trang Sỹ Trung- Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang- được mệnh danh là “cha đẻ” của các công trình nghiên cứu mà VNF đã và đang áp dụng nhấn mạnh: Các nước phát triển, người ta nhìn phụ phẩm tôm không phải là như một phế liệu phế phẩm. Người ta xem nó là nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm cao cấp. Giá trị của ngành hải sản tăng lên.

Được hay, VNF đang nuôi giấc mơ là “vẽ lại” bản đồ cung ứng nguyên liệu đầu vào của nền công nghiệp thức ăn chăn nuôi nội địa, có giá trị khoảng 6 triệu USD, khi tạo ra phân khúc sản phẩm mới ( chất dẫn dụ dịch tôm thủy ngân).

Ngành tôm với mục tiêu xuất khẩu đến năm 2015 là 10 tỷ USD, “thải” ra 500.000 tấn phụ phẩm. Đây chính là “mỏ vàng” mà bấy lâu ngành công nghiệp chế biến đã bỏ phí.

Cơ hội mà VNF nắm bắt được là đây.

Công ty cổ phần Việt Nam Food (VNF) được đầu tư bởi Quỹ VIG (Vietnam Investments Group)- một Quỹ hàng đầu ở Việt Nam, quản lý hơn 10.000 tỷ đồng.

VNF là nhà sản xuất lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam về các loại protein (đạm) trích xuất từ thủy hải sản.Tính đến năm 2015, VNF là nhà sản xuất duy nhất được cấp phép cho các sản phẩm Dịch tôm thủy phân (SSE) được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp chăn nuôi. Sản phẩm của VNF đang được bán trực tiếp đến các công ty lớn trong và ngoài nước cũng như phân phối đến các hộ nuôi thủy sản thông qua một tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam.

VNF cũng là công ty hàng đầu trong sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phục vụ ngành thực phẩm tiêu dùng. Các sản phẩm của VNF có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như một nguồn bổ sung đạm dồi dào, an toàn, dinh dưỡng với mức chi phí cạnh tranh.

Huyền Lê

Theo Doanh nghiệp VN