Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Tiền đồ bấp bênh của 'chợ ma' núp dưới hào quang công nghệ ở Thâm Quyến

14/09/2019 14:50

Hoa Cường Bắc nổi tiếng là trung tâm buôn bán đồ điện tử lớn nhất thế giới. Vào ban ngày, khu vực này luôn ồn ào bởi dòng người săn tìm, mặc cả, mua bán những món đồ điện tử từ dây cáp đến máy ảnh gián điệp.

Chợ hàng điện tử lớn nhất thế giới

Khi màn đêm buông xuống, một khu chợ khác bắt đầu diễn ra núp dưới bóng của trung tâm bán buôn đồ điện tử lớn nhất thế giới này, theo Tech In Asia.

Ghé thăm khu chợ vào một đêm gần đây trong tuần, điều gây ấn tượng đầu tiên với du khách là hình ảnh những người bán hàng đang tìm mọi cách thu hút sự chú ý của người đi đường.

Mọi mặt hàng như dây cáp, máy chơi game cũ, đài bán dẫn, điện thoại thông minh đều hiện diện ở khu chợ này và hầu hết chúng là rác thải điện tử.

Nổi tiếng như một chợ ma vì chỉ hoạt động vào ban đêm và kết thúc trước bình minh (để tránh sự giám sát của các nhóm côn đồ cũng như thanh tra đường phố), chợ trời đặc biệt này hoạt động sôi nổi mỗi đêm trong nhiều năm.

huaqiangbei1

Bên ngoài chợ điện tử Hoa Cường Bắc. Ảnh: Chinadaily HK

Ba quy tắc bất thành văn ở đây là: Không đặt câu hỏi về tính xác thực của hàng hóa, không đặt câu hỏi về nguồn gốc hàng hóa và không hoàn lại tiền sau khi bán.

Người mua và người bán ở chợ chủ yếu là đàn ông nhưng mọi người đều cười, nói rất thân thiện với nhau. Vào khoảng 2h sáng, dòng người qua lại mua bán bắt đầu giảm.

Hoa Cường Bắc khởi đầu là một thị trường linh kiện điện tử nhỏ hỗ trợ ngành sản xuất điện tử trước khi phát triển mạnh mẽ vào thời điểm mà máy tính cá nhân và điện thoại di động trở nên phổ biến ở Trung Quốc.

Cách chợ một giờ đồng hồ lái xe, người ta có thể thấy hàng ngàn nhà máy ở rìa Thâm Quyến cũng như các vùng lân cận như Đông Quan và Huệ Châu, vùng đồng bằng Châu Giang. Mang danh hiệu "nhà máy của thế giới", chúng đang là mối đe dọa cho sự tồn vong của chợ điện tử Hoa Cường Bắc.

Khu vực này cũng là quê hương của Tencent - tập đoàn xã hội và trò chơi điện tử lớn nhất Trung Quốc. Trong những năm qua, Thâm Quyến trỗi dậy như một cường quốc công nghệ với sự góp mặt của những gã khổng lồ như Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn và DJI - nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới.

Trong kế hoạch của Bắc Kinh là hợp nhất Thâm Quyến cùng 10 thành phố lân cận khác bao gồm Hong Kong và Ma Cao thành một trung tâm tài chính mới thì Thâm Quyến được thiết lập là khu vực thí điểm đầu tiên cho công cuộc cải cách và đổi mới đất nước từ 40 năm trước.

Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch cải cách chợ trên phạm vi rộng để trở thành một chuẩn mực toàn cầu về tính cạnh tranh, đổi mới và có tầm ảnh hưởng lớn vào giữa thế kỉ 21.

Tương lai u ám

Nếu thành phố Thâm Quyến được coi là "Silicon Valley Trung Quốc" thì chợ Hoa Cường Bắc chính là trái tim của nó. Tuy nhiên, khu chợ đang trên đà biến mất.

Một người đàn ông họ Vương tầm 40 tuổi bán hàng ở góc chợ đã tư vấn cho du khách mua một chiếc máy trông như cái hộp với kích thước chỉ bằng nửa chiếc điện thoại di động. Ông ta bảo chiếc máy sẽ là trợ thủ đắc lực cho chúng tôi trong gian lận thi cử.

Vương một thứ trông giống iPhone thế hệ đầu tiên và bảng điều khiển cũ của Nintendo. Đống đồ điện tử này phần lớn được gom nhặt từ những bãi rác hoặc được thu mua từ rất nhiều nơi không chính thống.

huaqiangbei2

Một cửa hàng trong chợ Hoa Cường Bắc. Ảnh: Chinadaily HK

Hoa Cường Bắc là nơi thử thách con mắt săn đồ tinh tường của người mua vì hầu hết người bán hàng ở đây sẽ không giải thích chức năng cũng như cách thức hoạt động của sản phẩm cho bạn.

Tới Hoa Cường Bắc, người mua thực sự không biết phải mặc cả thế nào để không mua hớ, nhiều mặt hàng ở khu chợ này thực sự cũ kĩ và bụi bẩn nhưng vẫn được hét giá rất cao.

Bên cạnh đó, một số người coi việc mặc cả để mua được những món đồ với giá hời như một trò tiêu khiển. Nếu bạn mua một vỏ điện thoại di động với giá 0.14 USD thì bạn nên mặc cả để được khuyến mãi thêm một dây cáp sạc miễn phí. Đến với khu chợ này, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những cuộc ngã giá với kịch bản tương tự như người bán luôn đưa ra giá rất cao rồi người mua sẽ chỉ trả một nửa giá.

Kapil – một người đàn ông đến từ Ấn Độ đã hi vọng tìm mua một chiếc điện thoại thông minh cũ, giá rẻ. Anh ta cân nhắc mua một chiếc điện thoại Xiaomi Mi 9 cũ để lấy pin của mày này thay thế cho chiếc pin đã hỏng của máy anh ta đang sử dụng. Như vậy anh ta chỉ mất giá 8,42 USD và đây quả thực là một món hời.

Người bán đang cố gắng thuyết phục Kapil mua chiếc điện thoại cũ này, bên cạnh đó ông ta còn gợi ý bán cho Kapil một chiếc điện thoai Oppo với giá 168,49 nhưng Kapil không mua và nhanh chóng rời đi.

Đến khoảng 2 giờ sáng, dòng người mua bán đã giảm đi rõ rệt. Những người bán hàng bắt đầu đóng gói hàng hóa.

Ngọc Anh

Theo Kinh tế & Tiêu dùng