Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Tiếng hô một, hai, ba zdo biến mất, bàn nhậu chân tình, đại gia rượu bia méo mặt

18/01/2020 12:53

Những ngày cuối năm là thời điểm các quán xá đông đúc do người dân, nhất là giới công sở tất bật liên hoan tất niên. Bữa cơm tất niên ở các gia đình cũng thường vang lên tiếng hô: Một, hai, ba zdo…, nhưng đó là chuyện của những năm trước.

Những ngày cuối năm là thời điểm các quán xá đông đúc do người dân, nhất là giới công sở tất bật liên hoan tất niên. Bữa cơm tất niên ở các gia đình cũng thường vang lên tiếng hô: Một, hai, ba zdo…, nhưng đó là chuyện của những năm trước.

Tết này bia, rượu bán cho ai?

Còn năm nay, kể từ ngày Nghị định 100 có hiệu lực (1/1/2020), dường như đang có sự trầm lắng lạ thường mặc dù không đến mức quá đìu hiu ở các nhà hàng sang trọng cũng như quán nhậu bình dân. Trong khi đó, những buổi gặp mặt bạn bè thân thiết tại các gia đình cũng vắng hẳn những tiếng cụng ly.

Có mặt tại một nhà hàng nổi tiếng thu hút giới trẻ trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) vào ngày 14/1 (tức ngày 20 tháng Chạp), theo quan sát của PV Infonet, nhà hàng này dù có tới 3 tầng nhưng chỉ có duy nhất một bàn có khách. Thế nhưng, thực khách cũng chỉ uống nước hoa quả hoặc trà như một loại đồ uống thay cho bia, rượu.

Cùng thời điểm đó, một nhà hàng 5 tầng ở quận Ba Đình (Hà Nội) khá nổi tiếng với các món ẩm thực Tây Bắc, nếu như các năm trước, vào thời điểm này, trưa nào nhà hàng cũng chật ních người, thậm chí khách còn đặt bàn từ trước, nhưng năm nay hầu hết các nhân viên đều tỏ ra khá nhàn nhã.

“Hôm nay lượng khách đến ăn uống chưa bằng một nửa so với mọi khi. Trước đây có nhiều hôm chúng em phải từ chối khách vì không còn chỗ ngồi, nhưng hiện tại khách không cần phải gọi điện đặt chỗ vẫn có thể có được chỗ có view đẹp”, một nhân viên phục vụ ở nhà hàng này cho biết.

Thời điểm giữa trưa "mùa Tất niên" tại một nhà hàng vốn nổi tiếng và đông khách tại Hà Nội sau khi thực hiện Nghị định 100.

Không chỉ các quán nhậu, theo quan sát của phóng viên tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi cửa hàng tạp hóa truyền thống, gần như không có mấy người mua rượu, bia mặc dù thời điểm này mọi năm mặt hàng này vốn là thứ bán chạy nhất, thậm chí còn “cháy” hàng, tăng giá.

“Năm nay tôi cũng không dám nhập nhiều bia như mọi năm, còn rượu thì cũng chỉ nhập về những chai nhỏ, chủ yếu phục vụ khách mua về cúng ông Công, ông Táo và thắp hương ngày Tết", ông Bùi Văn Quý, chủ một cửa hàng tạp hóa tại KĐT Pháp Vân cho biết.

Theo ông Quý, bên cạnh sức ép cạnh tranh từ các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, mô hình cửa hàng tạp hóa như gia đình ông cũng phải thích nghi với xu hướng tiêu dùng mới kể từ khi Nghị định 100 ra đời.

Trong khi đó, có mặt và quan sát hơn một giờ đồng hồ tại siêu thị Vinmart Linh Đàm, một siêu thị có quy mô tương đối lớn, vào chiều chủ Nhật (13/1), có thể thấy hầu hết khách hàng đến đây mua sắm những mặt hàng như thực phẩm, bánh kẹo, đồ gia dụng,… Nhưng tuyệt nhiên không thấy bất kỳ khách hàng nào mua rượu, bia, mặc dù một tốp các nhân viên tiếp thị trẻ đẹp của hãng bia Heineken nhiệt tình mời chào “mua bia uống Tết”.

Tết năm nay, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi cũng không còn dành vị trí ưu tiên như thế này cho mặt hàng bia.

Tác dụng bất ngờ từ Nghị định 100

Luật pháp không cấm người dân uống rượu, bia nhưng cấm điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia, nhất là sau khi Nghị định 100 ra đời đã góp phần nâng cao ý thức của người dân, tất cả đều nghĩ đến hậu quả có thể gặp phải sau khi "chè chén".

Là một người làm trong lĩnh vực xây dựng và thường xuyên tiếp khách bằng những bữa ăn tại nhà hàng, anh Trần Thành Văn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết đã phát hiện ra “tác dụng bất ngờ” trong những ngày gần đây nhờ Nghị định 100.

“Những câu chuyện với bạn bè, đối tác bên bàn nhậu trước đây thường bị ngắt quãng bởi những lần chạm ly, những tiếng “một, hai, ba zdo…”. Nhưng giờ đây, chúng tôi lại nhận ra câu chuyện bên bàn nhậu trở nên liền mạch hơn, chân tình hơn khi không phải làm thủ tục xã giao như mọi khi”, anh Trần Thành Văn nói.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Lục (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, trước đây mỗi lần đi nhậu về là chẳng thiết làm việc gì, nhưng bây giờ “nhậu chay” nên về nhà còn có thể giúp vợ không ít việc nhà.

“Những tác động tích cực như thế này từ Nghị định 100 đương nhiên sẽ khiến đa số người dân, nhất là các bà vợ ủng hộ. Nhà nước có thể giảm một phần nguồn thu thuế do các công ty sản xuất bia, rượu bị giảm doanh thu, nhưng so với việc đem lại sự an toàn cho người dân, gánh nặng chi phí y tế vì thế cũng giảm bớt đi thì lợi quá còn gì”, anh Lục chia sẻ.

Đại gia bia, rượu thiệt hại lớn?

Theo thống kê, kể từ sau ngày 1/1/2020, ngày bắt đầu thực hiện Nghị định 100, cơ quan chức năng đã xử phạt mạnh tay đối với các “ma men” lái xe thì giá cổ phiếu của hai đại gia Sabeco (SAB), Habeco (BHN) đều sụt giảm đáng kể.

Với SAB, cổ phiếu này đã giảm 4.800 đồng kể từ đầu năm 2020 xuống còn 223.200 đồng sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1.

Với mức giá này, cổ đông lớn nhất của Sabeco là ThaiBev đã mất đi 1.649 tỷ đồng, hiện giá trị cổ phiếu SAB do đại gia Thái sở hữu đã giảm còn 76.701 tỷ đồng.

Còn “đại gia” khác là Habeco với thương hiệu Bia Hà Nội cũng đang trải qua những phiên giao dịch giá cổ phiếu suy giảm.

Kể từ đầu năm 2020 đến nay, sau 5 phiên giao dịch cổ phiếu BHN của Habeco giảm từ mức 75.600 đồng/cp còn 74.000 đồng.

Với mức giá này, giá trị cổ phiếu BHN do cổ đông chiến lược của Habeco là tập đoàn Carlsberg sở hữu đã giảm 65 tỷ đồng, còn 3.002 tỷ đồng.

Ngân Giang

Theo Infonet