Nếu tính theo tổng số ghế của toàn bộ đội bay thì năm đến cuối năm 2019 tổng số ghế của Vietnam Airlines sẽ tăng 22% so với cuối 2018. Công chứng khoán Bảo Việt dự báo giá vé bình quân/ASK của HVN sẽ giảm khoảng 5% trong năm 2019.
Tổng số 19 chiếc máy bay còn lại sẽ thực hiện thuê vận hành và không ảnh hưởng gì tới các chỉ tiêu nợ vay cũng như nguyên giá tài sản cố định của HVN. Tuy nhiên, BVSC lo ngại về số lượng máy bay nhận mới khá lớn này. Nếu toàn bộ máy bay được nhận theo lịch trình thì 2019 sẽ là năm kỷ lục về số lượng máy bay nhận mới trong vòng 5 năm gần nhất.
Nếu tính theo tổng số ghế của toàn bộ đội bay thì năm đến cuối năm 2019 tổng số ghế của Vietnam Airlines sẽ tăng 22% so với cuối 2018. Đây là mức tăng khá cao nếu so với tăng trưởng lượt khách trong vòng 3 năm gần nhất 2016-2018 chỉ đạt 2,8%/năm.
Từ đó BVSC dự báo giá vé máy bay và tỷ lệ lấp đầy của HVN giảm trong năm 2019. Kế hoạch thuê máy bay A321 neo có thể được đẩy lùi nếu tình hình tăng trưởng lượt khách không được như kỳ vọng, theo đó áp lực lên giá vé và tỷ lệ lấp đầy sẽ không cao so với việc bắt buộc phải nhận mới 22 chiếc theo lịch trình.
Tuy nhiên BVSC cho rằng giá vé sẽ vẫn giảm trong năm 2019, dựa trên kịch bản giá dầu giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái và áp lực từ việc số lượng máy bay tăng lên. Công ty chứng khoán này dự báo giá vé bình quân/ASK của HVN sẽ giảm khoảng 5% trong năm 2019. Tỷ lệ lấp đầy dự báo giảm xuống 80% so với mức 81,3% năm 2018 do số lượng máy bay tăng lên.
Theo số liệu công bố, tổng lượt khách của Vietnam Airlines năm 2018 đạt 21,9 triệu lượt, đi ngang so với 2017. Trong đó lượt khách nội địa giảm 4% so với 2017, đạt 13,1 triệu lượt. Lượt khách quốc tế tăng trưởng 8%, đạt 8,9 triệu lượt. Với việc lượt khách đi ngang trong khi toàn ngành vẫn có tăng trưởng, thị phần của Vietnam Airlines tiếp tục sụt giảm trong năm 2018.
Năm 2019, kế hoạch tăng trưởng lượt khách của HVN đặt ở mức cao là 14%. Dựa trên số lượng máy bay nhận mới cao, HVN đặt mục tiêu lượt khách 2019 đạt 25 triệu lượt, tăng 14% so với 2018. Doanh thu hợp nhất đặt kế hoạch 112 nghìn tỷ VNĐ, tăng 13% so với năm ngoái.
BVSC ước tính thị phần nội địa của Vietnam Airlines đạt 40% và thị phần quốc tế đạt 24% năm 2018. Tính trên tổng thị phần, Vietnam Airlines đang giữ 31% tổng thị phần của hàng không Việt Nam. Thị phần của Jetstar không thay đổi nhiều trong năm 2018, giữ 9% thị phần toàn ngành. Theo đó, HVN đang giữ 40% tổng thị phần của hàng không Việt Nam.
Tuy nhiên BVSC cho rằng HVN sẽ không đạt được kế hoạch tăng trưởng lượt khách đã đề ra dựa trên tăng trưởng chung của ngành hàng không Việt Nam đang ở mức thấp và tăng trưởng lượt khách không khả quan của Vietnam Airlines trong 3 năm trở lại đây.
Cụ thể ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng chậm lại năm 2018. Theo số liệu của Tổng cục Hàng không, tổng lượt khách của toàn thị trường Việt Nam chỉ tăng 12,6% so với năm 2017, thấp hơn nhiều so với mức tăng của các năm trước. Trong đó, mức tăng trưởng chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, khi tăng trưởng lượt khách quốc tế năm 2018 vẫn đạt 20% trong khi nội địa chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 6%. Tuy nhiên, nếu so sánh với các năm trước thì tăng trưởng thị trường quốc tế cũng đang có xu hướng giảm.
Điều này có thể được lý giải bằng 2 yếu tố: (1) việc mở rộng của hàng không giá rẻ trong giai đoạn 2013-2016 và (2) giá dầu giảm khiến giá vé trở nên hấp dẫn hơn và thúc đẩy tăng trưởng lượt khách. Trong giai đoạn 2017-2018, giá dầu tăng lên, giá vé tăng và lượt khách của Vietjet Air tăng trưởng chậm lại sau một giai đoạn tăng nhanh khiến toàn ngành có mức tăng trưởng thấp hơn.
Theo Trí thức trẻ