Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Từ Bamboo Airway, tới Vietravel Airlines và Vinpearl Air: Mô hình doanh phối hợp hàng không + dịch vụ du lịch đã tràn tới Việt Nam

10/07/2019 09:28

Hiện vẫn chưa có bài phân tích cụ thể nào về lợi ích hay rủi ro từ mô hình đa dạng hóa kinh doanh của các hãng hàng không giá rẻ. Trên thực tế, việc họ mở rộng kinh doanh sang mảng khác không thể hiện rõ sự đột biến lợi nhuận hay thua lỗ nào.


Hiện vẫn chưa có bài phân tích cụ thể nào về lợi ích hay rủi ro từ mô hình đa dạng hóa kinh doanh của các hãng hàng không giá rẻ. Trên thực tế, việc họ mở rộng kinh doanh sang mảng khác không thể hiện rõ sự đột biến lợi nhuận hay thua lỗ nào.

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đang trở nên vô cùng sôi động, đặc biệt với mô hình hàng không kết hợp dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

Năm 2017, Tập đoàn FLC đã manh nha công bố việc sẽ thành lập hãng bay. Sau hơn 1 năm chuẩn bị, hãng hàng không Bamboo Airway cũng chính thức đưa vào vận hành vào đầu năm 2019. Với các chặng bay đến những địa phương có khu nghỉ dưỡng của FLC, cũng như chính sách bán hàng, khuyến mãi phối hợp giữa FLC Resort và Bamboo Airway, có thể nói FLC là doanh nghiệp đi tiên phong khai thác mô hình hàng không - du lịch đầy hấp dẫn.

Cuối năm 2018, một đơn vị lữ hành lớn khác là Vietravel cũng cho biết sẽ gia nhập lĩnh vực hàng không. Tới đầu tháng 4/2019, Tổng giám đốc Vietravel đã chính thức xác nhận việc nộp đề án thành lập Công ty Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) lên Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên - Huế.

Cũng trong tháng 4/2019, một công ty mang tên VinAir được thành lập, đến tháng 5 sau đó, CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VinAsia được đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh mới và đổi tên thành CTCP Hàng không Vinpearl Air. Với tên gọi có tiền tố Vin và Vinpearl, cũng như việc các cổ đông sáng lập có liên quan đến Vingroup và Vinpearl, dường như đã tới lúc Vingroup gia nhập vào cuộc chơi hàng không - du lịch.

Đó là thực tế đang diễn ra tại thị trường Việt Nam. Vậy mô hình này có gì tối ưu, và đã được áp dụng ở các thị trường quốc tế như thế nào?

 

Khách hàng đã sẵn đó, chỉ việc chọn sản phẩm và mô hình cho đúng!

Số liệu của Data Monitor cho thấy ngành hàng không đang chịu nhiều thiệt hại khi nhu cầu đi lại giảm sút do suy thoái kinh tế, khủng bố, chiến tranh thương mại cũng như nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên thế giới. Bởi vậy, nhiều hãng hàng không, nhất là các hãng giá rẻ đã chuyển hướng mở rộng đầu tư kinh doanh nhằm duy trì doanh thu.

Trước đây, việc các hãng hàng không kết hợp với kinh doanh du lịch đã không còn gì mới lạ. Trong khi tỷ phú Richard Branson nổi tiếng với hãng hàng không giá rẻ Virgin thì ít ai biết rằng ông cũng kinh doanh nhiều khách sạn, resort.

Năm 2018, hãng hàng không Allegiant Air đã gây bất ngờ khi tuyên bố đầu tư vào mảng du lịch nghỉ dưỡng, resort, vận hành khách sạn, sân golf cùng các trung tâm giải trí cho gia đình, khu vui chơi trẻ em. Dự án Sunseeker của Allegiant dự kiến tiêu tốn tới gần 500 triệu USD đầu tư và được đặt tại bang Florida.

Trước đó, Delta Airlines cũng đã mở rộng danh mục đầu tư sang mảng lọc dầu vào năm 2012 còn mô hình kinh doanh kết hợp hàng không - khách sạn của tỷ phú Branson cũng đem lại kết quả khả quan.

Dẫu vậy, quyết định này của Allegiant khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại bởi các hãng hàng không thường tập trung chuyên môn chứ ít khi mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực không chuyên khác. Việc vận hành mảng đầu tư mới sẽ khiến các hãng này tốn thêm chi phí, vốn là điều mà các công ty hàng không giá rẻ luôn muốn tiết kiệm.

Tuy nhiên, khi tình hình kinh doanh có vấn đề thì ngành hàng không buộc phải làm gì đó. Mới đây, hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng AirAsia cũng đã tuyên bố mở rộng danh mục kinh doanh sang các mảng công nghệ và dịch vụ.

Từ Bamboo Airway, tới Vietravel Airlines và Vinpearl Air: Mô hình doanh phối hợp hàng không + dịch vụ du lịch đã tràn tới Việt Nam - Ảnh 1.

"Hãng hàng không Air Asia không chỉ là công ty bán vé máy bay. Chúng tôi cũng bán được lượng phòng khách sạn kỷ lục trong tuần trước. Bởi vậy tôi đang thúc đẩy để đưa cỗ máy Air Asia cũng trở thành một hãng môi giới du lịch", CEO Tony Fernandes tuyên bố ngày 19/3/2019.

Bên cạnh đó, CEO Fernandes cũng cho biết khó có thể dự đoán tỷ lệ doanh thu từ những hoạt động kinh doanh ngoài ngành này nhưng Air Asia đang thúc đẩy doanh số từ các mảng dịch vụ ngoài hàng không như cho thuê xe ô tô hay các gói du lịch trọn gói kết hợp resort.

"Chúng tôi giờ đây cũng có tiềm năng kinh doanh khách sạn. Tôi có thể đầu tư mạo hiểm. Tôi có thể mua khách sạn và nếu bạn đặt phòng của chúng tôi, tôi sẽ cho bạn bay miễn phí. Mảng kinh doanh khách sạn tiềm năng chẳng kém gì ngành hàng không", CEO Fernandes chia sẻ.

Cũng theo nhà lãnh đạo này, chính việc Go-Jek, một ứng dụng chia sẻ phương tiện tương tự Grab, tại Indonesia mở rộng kinh doanh sang nhiều thứ như vận chuyển thức ăn đã khiến ông này ra ý tưởng này.

Hiện tại, Air Asia cùng các nhà cung cấp của hãng đang vận chuyển khoảng 100 triệu hành khách mỗi năm và nếu tham gia các thị trường khác, tiềm năng của họ là rất lớn.

"Khách hàng đã có sẵn đó. Công việc chỉ là chọn đúng sản phẩm và đúng mô hình kinh doanh mà thôi", CEO Fernandes nói.

 

Rủi ro tiềm ẩn

Hiện vẫn chưa có bài phân tích cụ thể nào về lợi ích hay rủi ro từ mô hình đa dạng hóa kinh doanh của các hãng hàng không giá rẻ. Trên thực tế, việc họ mở rộng kinh doanh sang mảng khác không thể hiện rõ sự đột biến lợi nhuận hay thua lỗ nào.

Ví dụ như thương vụ Delta Air mua nhà máy lọc dầu Trainer, mục đích chính của công ty là kiểm soát đầu vào nhiên liệu, giảm sự phụ thuộc vào thị trường mở. Thương vụ năm 2012 này không chứng minh được lợi ích đáng kể nào cũng như không tạo ra bất ổn gì cho Delta.

Đối với thương vụ đầu tư của Allegiant, hiện chưa có kết quả rõ ràng nào hãng sẽ thành công. Trước đây, một số hãng hàng không đã từng lấn sang mảng du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng đều có kết quả cuối cùng không mỹ mãn lắm dù đó là do nguyên nhân khách quan.

Năm 1946, hãng Pan American Airways (PanAm) đã mở khách sạn đầu tiên ở Brazil sau Thế chiến II. Chuỗi kinh doanh này của Pan Am tồn tại khoảng 35 năm trước khi hãng gặp khó khăn tài chính và phải bán cổ phần trong mảng này vào năm 1981.

Từ Bamboo Airway, tới Vietravel Airlines và Vinpearl Air: Mô hình doanh phối hợp hàng không + dịch vụ du lịch đã tràn tới Việt Nam - Ảnh 2.

Một số hãng hàng không khác như All Nippon Airways, Iceland Air… cũng sở hữu khách sạn nhưng mang tính quảng cáo là chính chứ không kinh doanh quá đa ngành.

Như một hệ quả tất yếu, khi Allegiant bỏ gần 500 triệu USD vào mảng du lịch, giải trí thì các nhà đầu tư đã vô cùng lo lắng. Mặc dù Allegiant tuyên bố sẽ thu trước 30% giá bán các căn hộ ở dự án bất động sản mà họ xây để bù đắp chi phí nhưng vẫn không khiến mọi người bớt lo.

Chuyên gia Seth Kaplan của Airline Weekly nhận định mảng bất động sản khác rất nhiều so với ngành hàng không, từ vòng quay vốn, đối thủ cạnh tranh, phương thức kinh doanh cho đến những mối quan hệ ngầm phức tạp đằng sau đó.

"Họ không còn được chơi trên chính sân nhà của mình nữa", ông Kaplan nói.


AB

Theo Nhịp Sống Kinh Tế