Tỷ phú Trịnh Văn Quyết tuyên bố sốc: Sẽ xin phá sản nếu cổ phiếu FLC không vượt mệnh giá

30/12/2019 14:00

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh nhưng tiết kiệm vẫn là kênh được không ít người lựa chọn trong bối cảnh một số kênh đầu tư khác đang bị tác động bởi đại dịch covid-19, lạm phát thấp, vàng tăng mạnh song rủi ro khó lường...

"Nếu 3 mã cổ phiếu này không làm được những điều như tôi cam kết ở trên, tôi sẽ xin phá sản, thương hiệu FLC coi như vứt đi, phá sản", ông Quyết tự tin.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC.)

Tối 18/11, CTCP Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) đã tổ chức sự kiện giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu FHH của CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes.

Là thương hiệu mới nhất đến từ “họ FLC”, với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là bất động sản trong cả 3 vai trò: chủ đầu tư dự án, phân phối dự án và vận hành dự án, CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes có định hướng trở thành thương hiệu đầu tư và phát triển bất động sản.

Trong kế hoạch kinh doanh trong 5 năm tiếp theo, FLCHomes xác định tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm đạt 46% và 60%. Vốn chủ sở hữu dự kiến tăng từ hơn 4 ngàn tỷ đồng năm 2019 tới hơn 10 ngàn tỷ đồng trong năm 2024.

Tổng doanh thu năm 2020 dự kiến đạt trên 5 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng gấp 3 lần so với năm 2019 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng trên 4 lần so với 2019.

Trong đó, doanh thu từ hoạt động đầu tư phát triển các dự án bất động sản năm 2020 dự kiến đạt trên 2.800 tỷ đồng, đóng góp gần 60% tổng doanh thu.

Theo các thông tin trước đó, FLCHomes có dự định đưa cổ phiếu FHH lên thị trường UPCoM ngay trong tháng 12 năm nay với giá ngày giao dịch đầu tiên là 35.000 đồng/cp.

CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là công ty con của Tập đoàn FLC cũng có kế hoạch đưa cổ phiếu BAV của mình lên sàn chứng khoán vào năm 2020 với giá ban đầu là 60.000 đồng/cp, tương ứng vốn hóa 24.300 tỉ đồng (hơn 1 tỷ USD).

Thế nhưng, CTCP Thẩm định giá và Giám định chất lượng Việt Nam (VIVC) thì cho rằng một cổ phiếu BAV có giá 82.280 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa trên 33.300 tỷ đồng (khoảng 1,4 tỷ USD).

Ông Quyết sẽ xin phá sản nếu cổ phiếu FLC không vượt mệnh giá vào năm 2020

Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư về giá chào sàn của FHH ở mức 35.000 đồng/cp, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC khẳng định mức giá này là có cơ sở.

“Giả sử tôi bỏ ra 1.500 tỷ đồng mua lại cổ phiếu FLC thì cổ phiếu FLC sẽ gấp 10 lần giá bây giờ. Giống như nhiều doanh nghiệp nhà nước, bây giờ cổ phần hoá, ví dụ vốn 5.000 tỷ nhưng tỷ lệ ra ngoài chỉ 5% hoặc 2%, thì cổ phiếu đều đạt được 3 chữ số.

Tương tự với FLCHomes, nếu tỷ lệ sở hữu bên ngoài chỉ 10% thì giá cổ phiếu này có thể đạt 3 chữ số, tức là hơn 100.000 đồng/cp chứ không phải 35.000 đồng/cp như giá chào sàn. Hiện Tập đoàn cũng như các cá nhân đang cam kết sở hữu 90% FHH, chỉ 10% cho cán bộ nhân viên thôi”, ông Quyết cho biết và khẳng định trong năm 2020, cá nhân ông sẽ bỏ ra 1.500-2.000 tỷ đồng để tăng sở hữu cổ phiếu FLC.

Còn về Bamboo Airways, Chủ tịch FLC khẳng định, hãng sẽ chào sàn trong năm 2020 và không có ý định bán cổ phiếu (mã BAV) ra bên ngoài, cho cả đối tác trong nước và đối tác nước ngoài vào thời điểm này. “Khi nào bán cho nhà đầu tư nước ngoài thì ít nhất 150.000 đồng/cp chúng tôi mới bán. Còn nếu bây giờ mới bán thì chỉ làm chậm tiến trình chuẩn hóa cũng như phát triển của Bamboo Airways mà thôi.

Một lần nữa, chúng tôi muốn nói rằng sẽ không bao giờ để cổ phiếu FLC năm 2020 dưới mệnh giá và nó sẽ gấp nhiều lần giá trị như đặt ra, không được 10 thì ít nhất 8 lần. Điều thứ hai, tôi tin giá cổ phiếu FHH của FLCHomes và BAV của Bamboo Airways có thể đạt 3 chữ số trong năm 2020”, Chủ tịch FLC cho hay.

"Nếu 3 mã cổ phiếu này không làm được những điều như tôi cam kết ở trên, tôi sẽ xin phá sản, thương hiệu FLC coi như vứt đi, phá sản. Đây là lời hứa chắc chắn nhất, hiệu quả nhất. Tôi tin là sẽ không bao giờ dẫn tới chuyện phá sản" – ông Trịnh Văn Quyết nói.

Sau tuyên bố sốc, cổ phiếu FLC bật trần sáng 19/11

Phản ứng trước thông tin trên, cổ phiếu “họ FLC” giao dịch sôi động trong sáng 19/11 với cổ phiếu FLC tăng kịch trần ngay từ khi mở cửa, khớp lệnh được hơn 2 triệu đơn vị và hiện còn dư mua trần hơn 9 triệu đơn vị sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó.

Tập đoàn FLC có kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ năm 2018 nhưng không thực hiện vì giá cổ phiếu luôn ở dưới mệnh giá. Tại Đại hội cổ đông thường niên ngày 26/6 của Tập đoàn FLC tiếp tục thông qua phương án phát hành này, với điều kiện giá mỗi cổ phiếu phải trên 10.000 đồng/cp.

Tập đoàn FLC đã thực hiện một số thủ tục liên quan, chọn ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận,...

Sau khi Tập đoàn FLC công bố thời gian bắt đầu nhận đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm, giá cổ phiếu FLC trên thị trường chứng khoán đã có 6 phiên tăng trần liên tiếp lên đỉnh 4.950 đồng/cp.

Tuy nhiên sau đó cổ phiếu này diễn biến tăng giảm đan xen và Tập đoàn FLC tuyên bố tạm dừng kế hoạch phát hành này.

Ngoài FLC, các cổ phiếu khác trong “họ FLC” như ART, GAB, AMD, HAI cũng đều giao dịch trong sắc xanh, riêng ROS quay đầu giảm giá.

Nguồn: https://vietnamdaily.net.vn/tai-chinh-ngan-hang/ty-phu-trinh-van-quyet-tuyen-bo-soc-se-xin-pha-san-neu-co-phieu-flc-khong-vuot-menh-gia-76992.html