9 bài học giúp bạn thành công như Sói già Phố Wall

17/09/2018 15:50

Năm 2013, đạo diễn người Mỹ Martin Scorsese đã gây sốc và kích thích sự tò mò của khán giả với bộ phim kéo dài 3 tiếng có tên “Sói già Phố Wall”. Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về nhân vật Jordan Belfort, ông đã trở thành một nhà môi giới giàu có sống trong tội lỗi và sự suy đồi. Trong phim có nhiều tình tiết lấy bối cảnh của Phố Wall những năm thuộc thập niên 1980 với đầy đủ những món ăn chơi như vũ công thoát y, thuốc phiện và những bữa tiệc tiêu xài hoang phí. Bên cạnh nhiều cảnh quay được thổi phồng lố bịch và mang tính giải trí cao trong chính công ty môi giới của ông, vẫn có một số chi tiết có thật qua cách miêu tả của Scorsese.

Nếu đã từng tiếp xúc công việc tại công ty chứng khoán, bạn sẽ thấy được những mối liên hệ giữa bộ phim “Sói già Phố Wall” và thực tế. Qua đó, nhiều bài học giá trị có thể rút ra được từ bộ phim này, đặc biệt nếu bạn muốn có một sự nghiệp lâu dài trong ngành tài chính. 

1. Sử dụng ngôn ngữ riêng, bulls và bears không phải động vật!

Lời mở đầu cho bộ phim: “Thế giới đầu tư có thể là một khu rừng, nơi đó có bò (bulls), gấu (bears) và nguy hiểm rình rập ở bất cứ nơi đâu”. Nghe như thứ gì đó trong “Phù thủy xứ Oz”, đúng không?

Tiếc là không phải vậy, đừng giống như thực tập sinh không hiểu biết rồi thắc mắc với sếp là tại sao thị trường giống như một cái chợ lớn của những động vật chưa được thuần hóa. Ở đây, bulls và bears tượng trưng cho sự lạc quan và bi quan về xu hướng của thị trường. Cách sử dụng bull và bear có nguồn gốc từ cách mà động vật tấn công đối phương. Loài bò thì dùng sừng húc lên không để tấn công, trong khi đó loài gấu thường dùng tay đánh từ trên xuống.

2. Những từ chửi thề được dùng phổ biến hơn cả tên

Theo thống kê trên trang Vuture.com, có đến 569 biến thể của từ “fuck” được nói ra trong suốt bộ phim. Trong khi ngôn ngữ của “Sói già Phố Wall” thô tục đủ khiến cho người suy đồi nhất cũng phải cắn vào lưỡi mình thì việc chửi thề vẫn rất phổ biến ở bất cứ ngóc ngách nào trong các công ty chứng khoán ngoài đời thực.

Mặt tích cực, có thể việc đó giúp mọi người giữ được động lực làm việc hay giúp họ giải tỏa căng thẳng. Cũng có thể đạo diễn Scorsese muốn thêm nhiều nội dung sinh động thay vì chỉ tập trung những đoạn hội thoại nói về các con số khô khan.

Dù là bất cứ lý do gì, chửi thề đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa làm việc tại Phố Wall.

3. Quan trọng là biết cách thu hút trên điện thoại

Các quy tắc giao tiếp qua điện thoại rất quan trọng đối với công ty chứng khoán.

Khi bạn đang cố gắng thuyết phục khách hàng chuyển tiền mặt của họ thành cổ phiếu, dù có trong tay những nhận định từ các chuyên gia tài ba nhất, tài sản quý giá nhất vẫn là uy tín của bạn cao đến đâu. Vốn chiến lược mà bạn cung cấp sẽ chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi bạn vận dụng thành công khả năng bán của chính mình.

4. Những cuộc hẹn ăn trưa là điều rất cần thiết

Bất cứ nhà môi giới tài giỏi nào cũng biết rằng việc kinh doanh trong thực tế thường không ở văn phòng, nhiều khi nó diễn ra ngay trên bàn ăn tại các nhà hàng. Dù là quan hệ giữa khách hàng và chuyên gia tài chính, nhà phỏng vấn với ứng viên, hay quản lý và nhân viên mới, những cuộc hẹn ăn trưa là điều rất cần thiết.

Đừng mang đồ ăn đựng trong túi xách đến công ty, bởi lẽ tận dụng một giờ nghỉ trưa cho các cuộc hẹn sẽ là chiếc vé đến với thành công.

Bạn đã làm điều đó như thế nào? Hãy bắt tay thực hiện điều này, đó cũng là cách tạo dựng mạng lưới quan hệ.

5. Những gì bạn đang bán là “không có thật”

Thực tế, thu nhập tạo ra trong thị trường chứng khoán không có thật cho đến khi được thanh lý – sự thật mà nhiều công ty chứng khoán phớt lờ.

Khi nhân vật Mark Hanna giải thích với Jordan Belfort do Leonardo DiCaprio thủ vai rằng: “Chúng ta không tạo ra thứ rác rưởi. Chúng ta không xây dựng bất cứ thứ gì.” Trong khi đó, khách hàng nghĩ chúng ta có được “sự giàu có từ thứ rác rưởi bằng giấy”.

Nhà môi giới đang gom cả cọc tiền qua phí giao dịch mà khách hàng trả.

6. Thị trường chứng khoán khá mơ hồ, dùng phép ẩn dụ để giải thích nó

Trong bộ phim, có tình tiết Belfort yêu cầu một người bạn hãy bán cây bút ông đang cầm trên tay. Ông muốn chứng minh cho mọi người thấy sức mạnh của kỹ năng thuyết phục. Người bạn đó cầm chiếc bút và viết tên của Belfort trên chiếc khăn ăn. Mấu chốt ở đây là nếu không có cây viết đó thì Belfort không thể làm được như vậy. Belfort sau đó vỗ tay tán dương người bạn và bắt đầu nói về cung cầu. Lời khuyên của ông là: “Hãy chứng minh cho khách hàng thấy đó là thứ mà họ cần”.

Dù cách này có thực sự phát huy hiệu quả hay không thì việc dùng phép ẩn dụ khá phù hợp trong nhiều tình huống. Những thứ chúng ta sử dụng hàng ngày có thể dùng để truyền đạt ý nghĩa dễ hiểu hơn và cũng được dùng nhiều trong ngành tài chính. Để hiểu biết mọi thứ trên thị trường chứng khoán không hề đơn giản. Chưa kể sức mạnh của đồng tiền có thể làm bạn “mờ mắt” với những khẩu hiệu “ngành này có lợi nhuận cao” còn “lãi suất đang đi xuống”, đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán, tín phiếu, cổ tức… tất cả như một mạng lưới lớn những kỳ vọng, giá và cách mà những kênh đầu tư tác động qua lại. Muốn nó trở nên thú vị và dễ hiểu, cách tốt nhất là cầm một đồ vật trên bàn và sử dụng nó để mô tả một khía cạnh của hệ thống tài chính.

7. Không ngừng làm việc

Nghĩ đủ chẳng bao giờ là đủ, đặc biệt là trên Phố Wall. Sau khi Belfort bị mất việc tại Phố Wall vì công ty cũ phá sản, ông mở công ty riêng và giới thiệu khách hàng mua các cổ phiếu penny. Ông dùng bản năng chiến đấu và những mánh khóe bán hàng để gọi điện cho khách hàng và tự tạo sự nghiệp cho mình. Belfort quyết tâm để thành công và ông có một tầm nhìn.

Trong thực tế, nhà môi giới làm việc cả ngày lẫn đêm để bán hàng và mang về những khách hàng mới. Suy cho cùng, “tiền không bao giờ ngủ”.

8. Thường xuyên truyền cảm hứng đến các nhân viên bằng những bài diễn thuyết

Môi trường và văn hóa làm việc tại công ty Stratton Oakmont của Belfort vượt qua sự náo nhiệt thông thường. Ngoài những thói quen chi tiêu và tiệc tùng tốn tiền. Mặt khác, Belfort tạo một môi trường làm việc cạnh tranh và tràn đầy năng lượng bằng cách truyền động lực cho nhân viên thông qua các bài diễn thuyết, chia sẻ những thông điệp đầy cảm hứng và công việc bán hàng đầy hứa hẹn.

9. Đội ngũ giá trị hơn tài sản công ty

Công ty Stratton Oakmont phát triển rất nhanh chóng. Mặc dù còn nhiều điểm đáng ngờ với mô hình kinh doanh mà Belfort xây dựng nhưng quan trọng chúng ta rút ra một bài học đáng giá từ mô hình này đó là: “Chìa khóa nằm ở có một đội ngũ tốt”.

Đầu tiên, Belfort thành lập một mạng lưới những cộng sự giúp ông xây dựng công ty. Sau đó, Belfort tạo động lực cho nhân viên làm việc chăm chỉ. Phải thú nhận, hết thuê gái mại dâm rồi đến sử dụng thuốc cấm và ném vào các bữa tiệc không phải là hình thức khuyến khích nhân viên phù hợp như cách thể hiện trong phim.Tuy nhiên, điều Belfort thực sự muốn là tạo sự thân thiết giữa các đồng nghiệp và tưởng thưởng cho những thành quả. Đổi lại, ông muốn có sự trung thành trong đội ngũ của ông. Đây là một vấn đề rất phổ biến trong nhiều công ty và bài học rút ra ở đây: “Hãy yêu hàng xóm của bạn và trả cho anh ấy một cách xứng đáng”./.

THEO DAILYCAL.ORG

Bạn đang đọc bài viết "9 bài học giúp bạn thành công như Sói già Phố Wall" tại chuyên mục Chứng khoán.