Bài toán cách ly xã hội đã được tính thế nào?

04/04/2020 10:09

Khi các nhà khoa học và chuyên gia y tế đang chạy đua với thời gian để phát triển vắc xin cho Covid-19, nhân loại hiện dựa vào những biện pháp cách ly xã hội như một cơ chế phòng vệ trước đại dịch. 

Bài toán cách ly xã hội

Cách ly xã hội (hay còn được biết đến là giãn cách xã hội) là các biện pháp được thực hiện nhằm giảm thiểu tiếp xúc vật lý, thường được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên để đối phó với các bệnh dịch truyền nhiễm như Covid-19.

Để biết thêm về hiệu quả của các biện pháp này, infographic dưới đây minh họa hiện tượng phơi nhiễm sẽ giảm đi như thế nào nếu các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện đúng cách:

Khi lý thuyết được đưa vào làm phép thử

Các kết quả nêu trên đến từ tính toán của phòng thí nghiệm Signer - chuyên nghiên cứu tế bào gốc tại Trung Tâm Ung thư Moores, Đại học California (Mỹ). Nhóm nghiên cứu ước tính số ca nhiễm bệnh mới trong 30 ngày dưới 3 kịch bản:

Lưu ý: Con số lây nhiễm mang tính ước chừng.

Để cho ra được những con số trên, Tiến sĩ Robert A.J Signer và nhóm nghiên cứu đưa ra vài giả định chính:

- Hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) của Covid-19 là 2,5 - hệ số cũng được các nghiên cứu gần đây công nhận. Điều này có nghĩa cứ trung bình 1 người dương tính với Covid-19 sẽ có khả năng lây bệnh đến 2,5 người khác.

- Nhóm nghiên cứu giả định tiếp rằng cá nhân bị nhiễm bệnh sẽ vô tình lây lan bệnh dịch trong khoảng thời gian ủ bệnh 5 ngày. Sau giai đoạn này, cá nhân nhiễm bệnh sẽ phát triển các triệu chứng, ngay lập tức tự cách ly và không còn là nguy cơ lây nhiễm nữa.

- Cuối cùng, nhóm giả định có một mối tương quan tuyến tính giữa R0 và các mỗi tương tác xã hội. Nghĩa là khi người mắc bệnh giảm 50% tiếp xúc vật lý với người khác, họ cũng giảm đi 50% khả năng truyền bệnh cho người khác.

Thời gian là tất cả

Trong khi các số liệu trên đến từ các phép toán, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về cách ly xã hội dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Một nghiên cứu sử dụng mô phỏng để xác định cường độ và thời gian cần thiết của các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn đại dịch. Các biện pháp này gồm:

Biểu đồ dưới đây thể hiện kết quả cộng đồng gồm 30.000 người, với hệ số lây nhiễm cơ bản R=2,5. Mức độ tấn công cuối cùng được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm dân số mắc phải bệnh.

Kết quả cho thấy nếu không có biện pháp cách ly xã hội nào được áp dụng, khả năng 65% dân số sẽ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu kết hợp cả 4 biện pháp giãn cách xã hội trên thì tỷ lệ tấn công cuối cùng là:

- 45% (bắt đầu thực hiện sau 4 tuần)

- 21% (bắt đầu thực hiện sau 3 tuần)

- 7% (bắt đầu thực hiện sau 2 tuần)

Cách ly xã hội hiệu quả nhất khi được thực hiện càng sớm càng tốt do tốc độ lây nhiễm bệnh dịch tăng mạnh nhất vào tuần thứ 3. Các kết quả thu được trong nghiên cứu là minh chứng cho việc bệnh dịch có tốc độ lây lan khủng khiếp đến thế nào.

Các giải pháp giãn cách xã hội vô cùng quan trọng vì giờ chúng là biện pháp duy nhất để đối phó với một chủng cúm mới trong giai đoạn đầu của đại dịch.

Kelso, J.K., Milne, G.J. & Kelly, H., BMC Y tế công cộng 9, 117 (2009)

Kết quả của các nghiên cứu cũng chỉ ra một điều tương tự.  Trong các mô phỏng, không có biện pháp nào trong 4 biện pháp được thực hiện riêng biệt đem lại hiệu quả như khi chúng được kết hợp với nhau.

Việc không của riêng ai

Với số lượng các trường hợp dương tính với Covid-19 trên toàn thế giới tiếp tục tăng, chính phủ nhiều nơi đã ban hành lệnh cách ly và cấm du lịch.

Các phép tính khoa học cũng ủng hộ những quyết định này - việc ta nên làm là giảm thiểu tiếp xúc vật lý của chúng ta với cộng đồng, kể cả khi mình không gặp bất kỳ một triệu chứng nào. Các nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng chúng ta sẽ có lợi về mặt lâu dài trong việc ngăn cản bệnh dịch nếu ta hành động sớm hơn.

Những điều này nói lên điều gì? Cách ly xã hội là một công cụ mạnh mẽ, nhưng chỉ khi tất cả mọi người cùng chung tay.

Lược dịch: Bảo Linh (Theo Visual Capitalist)

Theo NDH

Bạn đang đọc bài viết "Bài toán cách ly xã hội đã được tính thế nào?" tại chuyên mục Tiêu điểm.