Vấn đề ở đây chính là hạnh phúc là một trạng thái tâm lý khá mơ hồ rất khó để cung cấp. Đấy không phải là một dịch vụ bổ sung đặc quyền như yoga miễn phí trong văn phòng, hoặc bữa trưa miễn phí. Về mặt lý thuyết nếu bạn khiến nhân viên hạnh phúc sẽ khiến họ hài lòng. Tuy nhiên, khái niệm hạnh phúc của mỗi người hoàn toàn khác nhau, có người coi trọng việc tập Yoga, bữa ăn miễn phí, người khác lại quan tâm đến cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc.
Đảm bảo hạnh phúc cho nhân viên của bạn sẽ khiến bạn lâm vào một cuộc chiến khó nhằn. Sẽ luôn có những cá nhân trong tổ chức không hài lòng, bất kể công ty cung cấp những gói lợi ích hết sức thiết thực cho họ. Để tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời, bạn cần thực hiện một sự thay đổi mô hình đơn giản. Đừng cố gắng hết sức để làm cho nhân viên của bạn hài lòng, và tập trung vào sự hài lòng của họ thay vào đó. Dưới đây là ba cách mà bạn có thể làm điều đó:
1. Tạo cho nhân viên của bạn cơ hội phát triển
Nhân viên chỉ có cơ hội phát triển trừ khi họ được tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa và mang tính thách thức. Đó phải là những công việc vượt mức khả năng cũng như kiến thức của họ.
Bạn có thể lập luận rằng cũng giống như hạnh phúc, "định nghĩa" này sẽ luôn khác nhau tùy vào từng người. Tuy nhiên, có một cách để bạn nuôi dưỡng môi trường này. Như Stephanie Vozza (một tay bút chuyên viết cho Fast Company) cho biết, bạn có thể nhắc nhở nhóm của mình tại sao công việc của họ lại quan trọng trong bối cảnh các mục tiêu tổ chức lớn hơn. Như Bill Donoghue, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp giải pháp đào tạo Skilloft, nói với Vozza, mỗi người cần phải cảm nhận về một vấn đề chung của cả tổ chức.
2. Tạo ra văn hóa phản hồi nhất quán
Bạn không thể giúp một nhân viên phát triển nếu họ không hiểu mục tiêu của họ, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của họ. Đó là lý do tại sao bạn cần phải đảm bảo rằng có một văn hóa phản hồi liên tục trong tổ chức của mình.
Đừng tạo ra kỳ vọng và cho rằng sự phản hồi chỉ xảy ra trong giới hạn của việc đánh giá xếp loại cuối năm. Kiểu cấu trúc này làm cho việc phản hồi giảm hiệu quả đáng kể và tạo ra nhiều lo lắng hơn là cải thiện. Theo một khảo sát vào năm 2016 của công ty dữ liệu Clutch, 68% nhân viên nhận được phản hồi chính xác và nhất quán cảm thấy thỏa mãn trong công việc của mình.
Để tạo ra văn hóa này, bạn cần thiết lập các quy trình và hướng dẫn minh bạch và đào tạo các nhà quản lý sao cho họ phù hợp và nhất quán trong cách họ tiếp cận trải nghiệm của nhân viên.
Phản hồi phải luôn đa chiều. Nhân viên cần có khả năng cung cấp thông tin phản hồi toàn công ty, và họ cần có cơ hội để chia sẻ ý tưởng của mình để cải thiện công ty. Theo một cuộc khảo sát năm 2018 của Gallup, các nhân viên cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe có khả năng cảm thấy được trao quyền nhiều hơn gấp năm lần. Khi các công ty khuyến khích nhân viên đóng vai trò tích cực trong sự tăng trưởng và phát triển của chính họ cũng như đóng góp cho sự phát triển của người quản lý, đồng nghiệp và văn hóa công ty thông qua việc phản hồi, họ sẽ tự nhiên cảm thấy bản thân mình được đầu tư và trở nên gắn kết hơn với tổ chức.
3. Nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và sự gắn bó
"Vũ khí" thứ 3 chính là việc tạo ra ý thức mạnh mẽ về cộng đồng, sự gắn bó và hỗ trợ trong công việc. Các công ty nên giúp nhân viên dễ dàng kết nối với những người có cùng sở thích hoặc kinh nghiệm với nhau như tạo ra các nhóm có mối quan hệ với phụ nữ trong công nghệ hoặc nhóm nhân viên vừa lên chức cha mẹ. Mặc dù công ty không thể hình thành và quản lý tất cả các nhóm nhỏ mà nhân viên mong muốn, nhưng bạn có thể cung cấp một nền tảng cho nhân viên để họ có thể dễ dàng thực hiện điều này.
Nhiều công ty dành thời gian và nỗ lực để cố gắng mang lại hạnh phúc cho nhân viên tại nơi làm việc, nhưng họ đã tập trung vào những điều sai trái. Các công ty nên cố gắng tối đa hóa sự hài lòng của nhân viên. Khi bạn tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy gắn bó, có lẽ bạn sẽ thấy hạnh phúc đến một cách tự nhiên với nhân viên của mình.
Ý Nhi/Theo Fast Company