Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Mì ăn liền - biểu tượng cho sự đói nghèo cùng cực ở Hàn Quốc: Lót dạ cho người sống, thắp hương cho người chết

20/01/2019 02:09

Trong văn hóa Hàn Quốc, bữa ăn thường mang ý nghĩa khá quan trọng. Thậm chí những câu hỏi như "Bạn đã dùng bữa chưa?" có thể thay thế cho một lời chào hỏi khi gặp mặt.


Trong văn hóa Hàn Quốc, bữa ăn thường mang ý nghĩa khá quan trọng. Thậm chí những câu hỏi như "Bạn đã dùng bữa chưa?" có thể thay thế cho một lời chào hỏi khi gặp mặt.

Mỳ ăn liền vốn là một món ăn thông thường tại Hàn Quốc và thường được người lao động sử dụng do tiện lợi và giá rẻ. Tuy nhiên mới đây, món ăn này đã trở thành biểu tượng cho quyền của người lao động tại xứ sở Kimchi, tất cả bắt đầu từ một vụ tai nạn lao động.

Anh Kim Yong Kyun, một lao động ngành điện đã tử vong mới đây khi làm việc tại một nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam thủ đô Seoul.

Trên bàn thờ tưởng nhớ người đã khuất tại nơi xảy ra vụ việc, người ta bày nến, hoa và di ảnh theo truyền thống. Tuy nhiên bên cạnh đó là sự xuất hiện của gói mỳ ăn liền cùng một chiếc cặp. Đây là những di vật còn sót lại khi mọi người tìm thấy anh Kim sau tai nạn.

Ngay lập tức hình ảnh này đã làm dậy sóng cộng đồng mạng cũng như giới truyền thông Hàn Quốc. Mọi người cho rằng điều kiện làm việc của tầng lớp lao động nghèo đang không được đảm bảo khi nhân viên phải ăn những gói mỳ tạm bợ để làm kịp tiến độ.

Mì ăn liền - biểu tượng cho sự đói nghèo cùng cực ở Hàn Quốc: Lót dạ cho người sống, thắp hương cho người chết - Ảnh 1.

Bàn thờ tưởng niệm anh Kim

Camera an ninh cho thấy anh Kim đã thực hiện việc kiểm tra thiết bị nhà máy vào ban đêm theo lịch trực. Tuy nhiên thay vì làm việc theo nhóm, anh phải thực hiện công việc 1 mình và khi bị điện giật, không có ai ở đó để hỗ trợ ngắt cầu dao hay cứu giúp anh.

Những nhà điều tra cáo buộc công ty đã cắt giảm nhân viên hoặc không bố trí đủ nhân lực theo quy định để cắt giảm chi phí, qua đó dẫn đến vụ việc tai nạn thương tâm trên.

Ngay sau khi hình ảnh về anh Kim cùng những gói mỳ ăn liền được công bố, loại thực phẩm này đã trở thành biểu tượng cho quyền lao động trong chiến dịch của cộng đồng nhằm đòi lại quyền lợi cho những công nhân nghèo.

Từ câu chuyện của gói mỳ

Hình ảnh anh Kim cùng những gói mỳ ăn liền còn sót lại sau khi mất đã khiến rất nhiều người Hàn cảm động bởi chúng làm mọi người liên tưởng đến những lao động nghèo không có cả tiền lẫn thời gian để ăn được một bữa cơm tử tế. Trong văn hóa Hàn Quốc, bữa ăn thường mang ý nghĩa khá quan trọng. Thậm chí những câu hỏi như "Bạn đã dùng bữa chưa?" có thể thay thế cho một lời chào hỏi khi gặp mặt.

"Nhu cầu của nhà máy điện khiến những công nhân hợp đồng không có đủ thời gian để ăn một bữa cơm tử tế, khiến họ buộc phải mua những gói mỳ ăn liền ở các cửa hàng tiện lợi để dùng bữa", người phát ngôn của những công nhân trong nhà máy nơi anh Kim làm, ông Lee Tea Sung nói.

Cái chết của anh Kim không những khiến mỳ ăn liền trở thành biểu tượng của quyền lợi người lao động nghèo mà còn gây phẫn nộ trong công chúng. Nhiều người cho rằng các tập đoàn lớn dù được chính phủ ưu đãi nhưng không đảm bảo được điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên.

Thêm vào đó, việc những công nhân chính thức được hưởng chế độ đãi ngộ tốt trong khi các lao động hợp đồng nhận lương thấp và điều kiện làm việc nguy hiểm cũng gây nên cuộc tranh cãi lớn trong xã hội.

Mì ăn liền - biểu tượng cho sự đói nghèo cùng cực ở Hàn Quốc: Lót dạ cho người sống, thắp hương cho người chết - Ảnh 2.

Nơi tưởng niệm anh Kim

Trước khi qua đời 2 tháng, anh Kim đã ký vào một tờ đơn xin được gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nhằm thảo luận về vấn đề điều kiện làm việc cho những lao động hợp đồng như anh.

Sinh ra trong một gia đình lao động bình thường, anh Kim đã cố gắng học tập và nhận được nhiều bằng cấp với hy vọng cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên bước sang tuổi 24, tất cả những gì anh Kim nhận được là một công việc hợp đồng thời vụ làm việc vào ca đêm với thu nhập bèo bọt.

Trường hợp của anh Kim cho thấy một thực trạng đang ngày càng gia tăng ở Hàn Quốc, đó là tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ hiện rất cao trong khi bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng.

Ngay sau vụ việc của anh Kim, chính quyền Seoul đã ban hành quy định yêu cầu các công ty nâng cao tiêu chuẩn làm việc đối với lao động hợp đồng thời vụ cũng như việc thuê các công nhân này làm những việc nguy hiểm. Quy định mới này được đặt tên theo anh Kim Yong Huyn để tưởng nhớ đến vụ tai nạn.

Tất nhiên, không phải ai cũng vui vẻ về sự cải thiện này. Nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định mới, bao gồm nâng mức lương cơ bản cũng như thắt chặt điều kiện làm việc khiến hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn. Việc bắt bớ các chủ doanh nghiệp sẽ chẳng đi đến đâu bởi họ mới là người tạo ra việc làm.

"Chẳng lẽ chúng ta không cần cải thiện tính an toàn trong điều kiện làm việc của những người chủ doanh nghiệp?", một tờ báo Hàn Quốc đăng tải.

Mẹ của anh Kim cho biết nhà máy nơi anh làm đã có 12 người tử vong do cùng vụ việc trong khoảng 2008-2018. Bà yêu cầu một cuộc điều tra về cơ sở vật chất cũng như tiêu chuẩn lao động của nhà máy.

"Tôi vẫn không thể tin rằng con của tôi đã ra đi. Việc thông qua bộ luật trên sẽ chẳng thế đem nó quay trở lại…", mẹ anh Kim đau đớn nói.

Mì ăn liền - biểu tượng cho sự đói nghèo cùng cực ở Hàn Quốc: Lót dạ cho người sống, thắp hương cho người chết - Ảnh 3.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In


AB

Theo Thời Đại