Stress không "giết chết" nhân viên, chính người sếp tồi mới là hung thủ

04/12/2018 23:14

Một nghiên cứu mới của công ty đào tạo lãnh đạo VitalSmarts đã phát hiện ra rằng có đến hơn 1/3 các nhà quản lý không thể xử lý các tình huống căng thẳng. Việc họ không có khả năng giao tiếp hoặc quản lý trong các tình huống như thế này và gây ảnh hưởng đến hiệu suất của cả nhóm theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, khi gặp phải tình huống khó khăn như vậy, những người quản lý sẽ tức giận hoặc rút lui khi áp lực làm tổn thương tinh thần đồng đội. Điều này khiến công việc chung của cả nhóm bị trễ hẹn, vượt quá ngân sách hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Báo cáo cũng chỉ ra rõ, những nhóm có người quản lý "nóng giận" thường có các xu hướng sau:

Có nhiều khả năng cân nhắc việc rời bỏ công việc của nhiều hơn 62% so với các đội được quản lý bởi một người có thể tiếp tục đối thoại khi bị stress
Có khả năng "tự giam mình" và ngừng tham gia nhiều hơn 56%
49% ít có khả năng vượt qua được khó khăn
47% nhiều khả năng bị thất vọng và tức giận

Không có gì đáng ngạc nhiên về kết quả nghiên cứu này, theo nhà tâm lý học Katy Caselli, người sáng lập công ty đào tạo lãnh đạo Building Giants. Các nhà quản lý giỏi không chỉ hoạt động tốt dưới áp lực - họ còn biết kiểm tra sự thật. Caselli cho biết thêm, các đánh giá cá nhân, phản hồi từ các đồng nghiệp và cố vấn đơn giản đều có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về việc bạn có cần phải làm việc về kỹ năng quản lý stess của mình hay không.

Trong khi hầu hết các tương tác với nhóm của bạn có thể không có ý nghĩa đặc biệt, các cuộc hội thoại xảy ra khi xuất hiện áp lực thường có tầm quan trọng và tác động rất lớn, David Maxfield, phó chủ tịch nghiên cứu tại VitalSmarts và đồng tác giả của quyển sách Crucial Conversations: Tools for Talking When Stakes Are High. Khi các nhà quản lý có thể cởi mở, tò mò, bình tĩnh và trung thực trong các tình huống căng thẳng, họ có tác động tích cực đến thành viên của nhóm. Những cải tiến tích cực này bao gồm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và hành động theo những cách có lợi cho khách hàng nhiều hơn 56% so với những người người có kỹ năng quản lý kém hơn. Thêm vào đó họ cho thấy tinh thần gia tăng và đáp ứng thời hạn  nhiều hơn 47%, cải thiện môi trường làm việc thêm 34%, và khiến giảm chi phí công việc đi 25%.

Vì vậy, làm thế nào bạn có thể nhận biết để đối phó tốt hơn với căng thẳng và tạo ra loại tác động tích cực? Dưới đây là một vài gợi ý chính

Hãy nói điều gì đó. Nếu bạn thấy có vấn đề hoặc sự căng thẳng sắp diễn ra trong nhóm, hãy nói về nó. Bằng cách cảnh báo những người xung quanh bạn, bạn có thể tìm thấy giải pháp. Ít nhất, bạn sẽ để những người xung quanh bạn biết rằng cả nhóm đang có một vấn đề và mọi người đang làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề đó

Hãy giữ hình ảnh của một người lãnh đạo. Hãy suy nghĩ về cách bạn đã phản ứng với những tình huống căng thẳng trước đó, Caselli nói. Bạn đã giận dữ hoặc rút lui? Bạn đã phản ứng thái quá hay hành động quá trễ? Khi bạn đã có "bài học kinh nghiệm" trong quá khứ, hãy tự rút ra cho mình một bài học để đối phó với sự căng thẳng tốt hơn.

Tìm ra quan điểm chung dựa trên thực tế. Trong những tình huống căng thẳng cao độ, nhấn mạnh sự tiêu cực là điều hoàn toàn bình thường. “Bạn đang tự nhủ rằng những 'hậu quả' đó có lẽ sẽ xảy ra. Vì vậy, bạn đã thách thức bản thân và quyết định, OK, tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này một cách chuyên nghiệp, chu đáo, sau đó bạn bắt tay vào thực hiện. Giải thích sự thật với mọi người theo quan điểm của bạn. Yêu cầu người khác chia sẻ quan điểm của họ. Đồng thời lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của họ. Sau đó tìm giải pháp chung, ”Maxfield nói.

Tạo một môi trường làm việc an toàn. Nếu bạn đang dự định rút lui hoặc ủ rũ, nhân viên của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo, Maxfield nói. Đó không phải là động lực tốt nhất cho để đối phó với Stress và gia tăng năng suất làm việc

Vào năm 2012, Google triển khai một dự án với tên gọi Project Aristotle nhằm đánh giá phương pháp xây dựng đội ngũ thật hiệu quả. Nghiên cứu diễn ra hàng năm trời với sự tham gia của 180 nhóm và mang về rất nhiều dữ liệu quan trọng. Trong số đó, nghiên cứu của Google đặc biệt chú ý đến một điểm chung hiếm hoi giữa các nhóm hoạt động thành công, và họ gọi đó là cảm giác an toàn trong công việc (psychological safety).

Khi bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề, trước tiên hãy chia sẻ ý định tích cực của bạn, Maxfield nói. Nếu nhóm của bạn cảm thấy an toàn và hiểu ra rằng bạn đang làm việc cùng nhau để tìm câu trả lời, họ sẽ cởi mở hơn để hợp tác cùng nhau vượt qua khó khăn.

Tập trung vào trí tuệ xúc cảm của riêng bạn. Caselli cho biết, để có thể quản lý cảm xúc của bạn và tương tác tốt với những người khác trong thời điểm căng tẳng, áp lực cao đòi hỏi bạn phải rèn luyện và có tinh thần kỷ luật cao độ. Tìm hiểu về những yếu tố kích thích và khoảng trống của bạn trong trí tuệ xúc cảm và nỗ lực khắc phục chúng để có thể giúp nhóm của bạn hoạt động tốt hơn.

Ý Nhi/Theo Fastcompany