Mục tiêu vốn là thứ đáng tin hơn lời thề, bởi nó là thứ phơi bày rõ mồn một các lợi ích mà bạn sẽ được hưởng khi bạn chạm được đến nó.
01
Không biết đã khi nào bạn trải qua những chuyện đại loại như thế này: Bạn thề thốt sẽ từ giã đồ ăn nhanh, càng thề bạn càng không thể thôi nghĩ về nó; bạn thề nhất định từ nay sẽ từ bỏ thói quen lướt face trước khi đi ngủ, càng thề bạn lướt càng khuya và sáng hôm sau vẫn thức dậy nguyên với bộ dạng uể oải nhất vì thiếu ngủ.
Có quá nhiều chuyện xảy ra hàng ngày xung quanh bản thân có thể chứng minh được rằng, việc bạn đang cố gắng kìm nén ức chế bản thân rõ ràng không phải khi nào cũng thật sự có hiệu quả. Thậm chí có đôi khi còn gây hiệu ứng ngược, mà không biết rằng việc bạn đang cố tình kiềm chế thực chất lại là khởi đầu cho một sự mất kiềm chế. Bởi khi chúng ta tìm mọi cách kìm hãm ham muốn của bản thân một cách cứng nhắc, rất có thể nó sẽ khiến chúng ta càng muốn làm cái chuyện mà chúng ta yêu cầu bản thân không được làm đó.
Có nhiều khi chúng ta thường không thể rèn được tính tự giác tự kỷ luật trong một thời gian dài, mà nguyên nhân lại chính vì chúng ta tìm cách kìm nén bản thân một cách thái quá, vô hình chung là chúng ta đang tự tạo áp lực quá lớn cho mình, nó dễ dàng đè bẹp ý chí nghị lực của chúng ta.
Còn nhớ tôi có một cô bạn thân, cô làm một cái thẻ tập gym với thời gian tập là 5 năm, nghe nói rẻ hơn thẻ thập 3 năm nhiều lắm. Nhưng sau khi làm xong thẻ, bạn tôi lại chẳng mấy khi quay lại phòng tập đó nữa, thậm chí có đôi khi quên mất việc mình còn có một cái thẻ tập gym.
Bán thẻ năm với khoảng thời gian tập dài mà rẻ, vốn là chiêu thức thường có của mấy phòng tập gym. Nhưng đối với khách hàng là chúng ta mà nói, nếu trong thâm tâm chúng ta nghĩ cái thẻ làm với giá quá là hời, thì thực chất lại là một hành động ám thị tâm lý, vô tình dán cái mác "của rẻ" lên chiếc thẻ mà chúng ta vừa làm được. Và nếu bạn nghĩ dùng chiếc thẻ đó như là một thứ trói buộc để rèn cho bản thân tự giác, thì có lẽ bạn đã vô tình coi rẻ việc rèn luyện đó, bởi thực chất trong lòng bạn đã mặc định rằng cái thẻ ấy rẻ mà, nếu như có từ bỏ thì có lẽ cũng ko mấy xót xa, và thế là bạn không thể kiên trì vì cái thẻ.
02
Tôi có một anh bạn, anh lên kế hoạch rèn thói quen đọc cho bản thân bằng cách tuyên bố mục tiêu trên facebook, nhờ bà con mạng xã hội chứng giám và đôn đốc.
Một thời gian sau, gặp anh tôi mới hỏi dạo này tiến triển thế nào, anh nói, hồi đó cứ nghĩ nhiều người like thế thì mình có động lực và áp lực, cảm giác nếu mình không thực hiện được thì đúng là không biết giấu mặt vào đâu, nhưng kết quả là chả có thay đổi gì mấy, kế hoạch thất bại vẫn hoàn thất bại.
Nhìn bề ngoài, mấy việc công khai mục tiêu có vẻ như đang nâng cao giá phải trả nếu bạn thất bại. Bạn nghĩ chắc chuyện này sẽ gò mình vào khuôn khổ một cách có hiệu quả hơn đây, nhưng có lẽ bạn quên mất rằng, cái giá của sự thất bại mà bạn đặt ra đó thực chất là được xây dựng dựa trên sự đánh giá bình luận của người khác.
Có trắc nghiệm tâm lý đã chỉ ra rằng, việc nói với người khác về mục tiêu của bản thân, và mọi người khâm phục về mục tiêu đó của bạn, sẽ khiến nảy sinh trong bạn cảm giác thỏa mãn như thể mục tiêu bạn đề ra đã được hoàn thành, và nó vô tình sẽ làm giảm động lực ban đầu vốn thôi thúc bạn hoàn thành mục tiêu.
Khi chúng ta khoe lên facebook thành tích vận động của chúng ta, chúng ta đang đồng thời ám thị với bản thân rằng "mình hôm nay đã hoàn thành mục tiêu", rất có thể bạn sẽ vui sướng, hài lòng tự thưởng cho mình bằng cách ăn một thứ gì đó bạn thích. Thế là đầu năm mới nào, bạn cũng bừng bừng khí thế tự đặt cho mình một list các mục tiêu cần thực hiện, nào là kiên trì đọc sách, kiên trì dậy sớm, kiên trì tập luyện..... thế nhưng mục tiêu hết năm này qua năm khác vẫn chỉ là mục tiêu, nhiều thứ thất bại thảm hại ngay từ tuần đầu tiên.
Lời thề thốt hừng hực khí thế không phải là con bài hiệu quả đưa bạn đến ván ù, giống như việc ngày nghỉ cuối tuần, trời rét mà chăn thì quá ấm, đảm bảo lời thề dậy sớm đêm trước của bạn sẽ bị suy nghĩ nuông chiều bản thân đè bẹp dí dị.
Mục tiêu vốn là thứ đáng tin hơn lời thề, bởi nó là thứ phơi bày rõ mồn một các lợi ích mà bạn sẽ được hưởng khi bạn chạm được đến nó.
Tất cả các mục tiêu thiết thực, đề sẽ là cơ sở để chúng ta nỗ lực từ những điều vụn vặt nhất. Hướng đến mục tiêu bạn sẽ bước, dù cho bước đó là ngắn hay dài. Chỉ khi một lòng hướng đến mục tiêu, biến tiêu chí "mình thích thì mình làm thôi" kia thành tiêu "mình phải hoàn thành" một cách rõ ràng. Rồi đơn giản hóa quy trình hướng đến việc hoàn thành mục tiêu, mỗi khi lười biếng hãy nghĩ đến mục tiêu, và mỗi ngày bạn chỉ cần tự giác thêm một ít vì mục tiêu đó, tích tiểu thành đại, rồi sẽ có ngày bạn hoàn thành mục tiêu.
Ví như việc bạn nghĩ mỗi ngày chạy bộ 3 cây số, là vì có một thân thể khoẻ mạnh, mỗi tháng đọc một cuốn sách vì muốn nâng cao kiến thức của bản thân. Nếu bạn có thể vượt qua được sư do dự từ bước ban đầu khi thực hiện việc gì đó, để tâm hướng về mục tiêu, không để việc cố gắng gò bản thân đi vào nền nếp trở thành gánh nặng của bản thân, rồi sẽ có ngày bạn đạt được nó.
Những người nền nếp tự giác một cách thực sự, có thể không phải là người có ý chí kiên cường bậc nhất, nhưng là người đứng trước cám dỗ nuông chiều bản thân, không quên hướng đi đến mục tiêu mà mình muốn hoàn thành.
Tự giác nề nếp không có nghĩa là phải kiên trì hàng ngày làm đúng một việc gì đó, mà là quá trình lâu dài hướng đến việc thực hiện mục tiêu do bản thân đặt ra, coi việc biến mục tiêu trở thành hiện thực như một thói quen của bản thân. Thì do dù bạn thi thoảng có nghỉ vì mệt, nhưng không quên phương hướng hướng đền điều bạn đạt được, thì con đường bạn đi sẽ ngày một ngắn lại, và tính tự giác nền nếp sẽ hình thành trong bạn bằng cách hết sức tự nhiên.
Vi Thùy
Theo Trí Thức Trẻ