Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Những 'banker' trở về từ Mỹ

08/07/2020 14:50

Giá vàng tăng dữ dội lên sát ngưỡng 50 triệu đồng/lượng và có xu hướng tăng tiếp, với nhiều dự báo có thể tới 80 triệu đồng/lượng 1-2 năm tới. Nhiều người vay vàng như ngồi trên đống lửa.

Trong dòng chảy của sự kiện 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, cùng VietnamFinance điểm danh những banker tiêu biểu trở về từ Mỹ.

Những banker trở về từ Mỹ.
Những banker trở về từ Mỹ.)

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Ông Bùi Kiến Thành sinh năm 1931, là một nhà tài chính người Mỹ gốc Việt. Ông là con cả của bác sĩ Bùi Kiến Tín, một doanh nhân - nhân sĩ uy tín ở Sài Gòn trước năm 1975.

Tốt nghiệp ngành kinh tế tài chính tại Đại học Columbia, New York, ông được biết đến là một trong những người Việt đầu tiên được đào tạo bài bản về tài chính tại Mỹ. Sau đó, ông có nhiều năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản.

Ở chế độ cũ, ông từng là đại diện Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tại New York khi mới 25 tuổi, là người trẻ nhất trong số 60 đại diện ngân hàng nhà nước tại Mỹ bấy giờ. Công việc chính của ông là theo dõi việc thực hiện các chương trình viện trợ thương mại, với quy mô năm 1956 lên đến khoảng 300 triệu USD (thời điểm đó, tổng tài sản của Citibank chỉ là 7 tỷ USD trong khi hiện tại đã là 2.000 tỷ USD).

Đầu thập niên 1980, thông qua đại sứ quán tại Pháp, ông Bùi Kiến Thành được Chính phủ Việt Nam liên hệ mời tư vấn cho tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước. Năm 1991, ông trở về Việt Nam tham gia các chương trình nghiên cứu chính sách kinh tế và chính thức sinh sống tại quê nhà từ năm 1993.

Ông từng tham gia tư vấn về nhiều chính sách kinh tế - xã hội cho Chính phủ Việt Nam qua ba đời thủ tướng là Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng.

Trong cuốn hồi ký "Bùi Kiến Thành - người mở khóa lãng du", ông Thành có kể về quá trình đào tạo ngành ngân hàng tại Mỹ thời điểm ông theo học.

"Mỗi tuần lễ họ đều đưa ra một chương trình cụ thể, tuần này thì đi làm việc ở ngân hàng nào, học cái gì. Mình được đưa về Chase Manhattan Bank, ngân hàng thương mại lớn thứ hai ở New York, sau Citibank. Hồi đó, luật ngân hàng bên Mỹ quy định ngân hàng chỉ được hoạt động trong phạm vi thành phố chứ không được đưa ra tới tiểu bang. Mình học từ những nghiệp vụ cơ bản nhất, khi khách hàng tới gửi tiền thì phải đếm tiền, ghi tiền, cho biên nhận, sắp tiền trong ngăn kéo... Tất cả nghiệp vụ nhận tiền và trả tiền như thế nào đều được học", ông nói. Các nghiệp vụ về cấp tín dụng, hoạt động ngân hàng đầu tư cũng đều được đào tạo.

Nói về vai trò của ngân hàng trung ương, ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh "ngân hàng trung ương phải có khả năng dự báo cực kỳ mạnh".

"Phải ổn định kinh tế vĩ mô. Nó theo dõi tất cả các thống kê trong nước để biết kinh tế đang ra sao, dân số tăng đến đâu, GDP lên xuống như thế nào, xuất khẩu bao nhiêu, nhập khẩu bao nhiêu... Mỗi ngày đều phải cập nhật tất cả các thông tin dữ liệu đó để bắt mạch nền kinh tế, tháng tới sẽ lên xuống thế nào, cái nào hợp lý, cái không hợp lý phải điều chỉnh như thế nào", chuyên gia Bùi Kiến Thành chia sẻ.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.

Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh

Sinh năm 1966, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Nguyễn Lê Quốc Anh là kỹ sư khoa học đến tận năm… 34 tuổi.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh làm kỹ sư hạt nhân tại Công ty Pacific Gas and Electric Co, Mỹ từ năm 22 tuổi và rời công ty này sau 5 năm công tác. Năm 31 tuổi, ông làm kỹ sư nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia ARGONNE, Mỹ.

Đây cũng là quãng thời gian mà ông Quốc Anh học, lấy bằng thạc sỹ chuyên ngành kinh tế lượng tại Đại học bang California, East Bay (Mỹ) và tiến sỹ chuyên ngành kỹ sư hạt nhân tại Đại học Purdue (Mỹ).

Tháng 9/2000, ông Quốc Anh bắt đầu chuyển hẳn sang lĩnh vực kinh doanh trên cương vị tư vấn cao cấp, thuộc Phòng công nghệ kinh doanh – Công ty McKinsey & Company, Mỹ.

Chỉ một năm rưỡi sau, ông chuyển việc và trở thành Giám đốc Phòng giao dịch thị trường chứng khoán – Hệ thống giao dịch tự động - Quỹ đầu tư – Công ty Đầu tư liên kết, Tập đoàn Fortress Investment, Mỹ.

Rời Fortress Investment từ năm 2005, ông công tác 1 năm tại Công ty Nissan North America – Nissan USA trên cương vị chuyên gia tư vấn tài chính - Khối kế hoạch và chiến lược doanh nghiệp.

Tháng 11/2006, ông Nguyễn Lê Quốc Anh “bén duyên” với Wells Fargo, qua đó chính thức bước chân vào lĩnh vực ngân hàng. Quãng thời gian công tác 5 năm ở đây, đặc biệt trong bối cảnh ngân hàng này đối mặt và vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, hẳn là nền tảng quan trọng giúp ông “chèo lái” Techcombank sau này.

Cương vị cao nhất mà ông Nguyễn Lê Quốc Anh nắm giữ tại ngân hàng Wells Fargo là Giám đốc chiến lược và phát triển ngân hàng.

Từ tháng 6/2011 đến tháng 3/2015, ông là Giám đốc chiến lược và kế hoạch đầu tư tài chính - T-Mobile US. Tuy nhiên, từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015, ông đã là chuyên gia tư vấn của Techcombank.

Nhà quản trị quốc tịch Mỹ này chính thức làm lãnh đạo Techcombank từ tháng 5/2015 với cương vị Giám đốc khối chiến lược và phát triển ngân hàng. 10 tháng sau, ông làm Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành.

Sau 6 tháng “thử thách”, ông Nguyễn Lê Quốc Anh chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Techcombank từ tháng 9/2016.

Thông tin từ Techcombank cho biết, với ý nguyện về sống gần với gia đình, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã đề nghị HĐQT Techcombank không gia hạn hợp đồng kết thúc ngày 1/9/2020.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh chia sẻ: "Tôi rất vinh dự đảm nhận vai trò dẫn dắt Techcombank trong 5 năm vừa qua. Tôi tự hào là một thành viên của ban điều hành xuất sắc đã đưa ngân hàng đạt nhiều thành tựu nổi bật trên hành trình chuyển đổi 2016-2020. Techcombank có một đội ngũ lãnh đạo mạnh và giàu kinh nghiệm, vì vậy, tôi tin rằng HĐQT sẽ chọn được người lãnh đạo kế nhiệm tôi với nhiều tố chất xuất sắc, chính trực để tiếp tục đưa ngân hàng đến những thành công tiếp theo".

Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh.

Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã và đang là cố vấn cho nhiều ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh bề dày 32 năm trong lĩnh vực ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu từng là ông chủ một ngân hàng đầu tiên của người Việt trên đất Mỹ.

Năm 2005, ngân hàng chính thức ra đời với tên gọi First Vietnamese-American Bank với vốn đầu tư 15 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2009, kinh tế Mỹ khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của nhà băng này.

Thời lời kể của ông Nguyễn Trí Hiếu, First Vietnamese-American Bank ra đời để đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng người Việt trên đất Mỹ.

Thời điểm đó ông ước tính 83 triệu người ở Việt Nam làm ra 70 tỷ USD thì 3,5 triệu người ở nước ngoài cũng làm ra con số tương đương. Mặc dù số tiền rất lớn nhưng không có ngân hàng dành riêng cho người Việt trên thế giới ở nước ngoài, trong khi một số nước như Trung Quốc, Pháp... đã có.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho hay ban đầu nhóm của ông huy động được 32 triệu USD vì lúc đó nhiều người rất háo hức đầu tư vào một ngân hàng đầu tiên của cộng đồng người Việt ở Mỹ.

"Tuy nhiên, sau đó chúng tôi không được phép giữ toàn bộ số tiền trên vì giấy phép chỉ cho phép chúng tôi thành lập ngân hàng với số vốn khởi đầu là 15 triệu USD, chúng tôi phải hoàn lại 17 triệu USD cho các cổ đông và First Vietnamese-American Bank đã ra đời với số vốn khởi đầu là 15 triệu USD", ông Hiếu chia sẻ.

First Vietnamese-American Bank thành lập năm 2005 và năm 2006 hoạt động của ngân hàng bình thường. Tuy nhiên, năm 2007 – 2008 kinh tế Mỹ khủng hoảng và trở thành suy thoái toàn cầu. Ngân hàng của ông cho vay các cá nhân và doanh nghiệp trong địa hạt quận Cam (Orange County) trong đó có cho vay bất động sản. Khi thị trường đi xuống thì nợ khó đòi, nợ xấu và có khả năng mất vốn đã phát sinh. Năm 2009, hội đồng quản trị đã quyết định bán First Vietnamese-American Bank cho Green Point Bank ở Los Angeles.

"Trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 1995 – 1997, tôi đã làm việc tại Việt Nam với tư cách là Phó tổng giám đốc ngân hàng Deutsche Bank (Đức), phụ trách kinh doanh tín dụng và các định chế tài chính. Sau đó vì lý do gia đình tôi đã phải quay lại Mỹ năm 1997 và làm việc cho một ngân hàng Do Thái ở Los Angeles. Đầu năm 2009, một người bạn thân của tôi, TS Lê Xuân Nghĩa, khuyên tôi trở về Việt Nam để đóng góp xây dựng ngành ngân hàng Việt Nam", ông kể lại.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.

Thành viên HĐQT ACB Hiep Van Vo

Ông Hiep Van Vo sinh năm 1967, hiện đang là thành viên HĐQT độc lập của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Ông là thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường kinh doanh Harvard, Mỹ; cử nhân khoa học tự nhiên, trường WestPoint, Học viện quân sự Mỹ. Ông có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ.

Riêng với lĩnh vực ngân hàng, từ năm 1997 đến năm 2006, ông công tác tại Citi group và đạt đến cương vị giám đốc. Ông cũng từng có thời gian công tác tại Deutsche Bank.

Thành viên HĐQT ACB Hiep Van Vo

Thành viên HĐQT ACB Hiep Van Vo

Giám đốc tài chính Techcombank Trịnh Bằng

Ngày 25/1/2018, Techcombank chính thức tiếp nhận và bổ nhiệm ông Trịnh Bằng vào vị trí Giám đốc tài chính tập đoàn (CFO).

Trước khi trở thành CFO của Techcombank, ông Bằng từng tốt nghiệp cử nhân ngành hệ thống khoa học, Đại học Virginia (Mỹ). Ông Bằng có 24 năm kinh nghiệm với vai trò lãnh đạo cấp cao tại các tập đoàn lớn, trong đó có 18 năm dẫn dắt Morgan Stanley, một tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới.

Thời điểm bắt đầu sự nghiệp, ông Bằng làm việc tại Morgan Stanley ở lĩnh vực ngân hàng và sau đó đã giữ nhiều vị trí cấp cao điển hình như vị trí Giám đốc điều hành toàn Việt Nam với trách nhiệm xây dựng kinh doanh ngân hàng đầu tư và làm cố vấn cao cấp cho nhiều công ty trong và ngoài nước.

Giám đốc Tài chính Techcombank Trịnh Bằng.

Giám đốc Tài chính Techcombank Trịnh Bằng.

Nguồn: https://vietnamfinance.vn/nhung-banker-tro-ve-tu-my-20180504224240617.htm

Bạn đang đọc bài viết "Những 'banker' trở về từ Mỹ" tại chuyên mục Featured.