Sân bay quốc tế Kansai: sân bay đầu tiên xây trên biển, chịu được động đất và bão lớn

19/08/2019 19:52

Sân bay quốc tế Kansai (mã hiệu KIX) là sân bay trên biển đầu tiên của thế giới, nó được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo ngoài khơi bờ biển Senshu, vịnh Osaka, Nhật Bản. Sân bay này có các đường băng dài 4000 mét và đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn quốc tế. Hiện sân bay Kansai đang phục vụ 194,6 chuyến mỗi ngày, 28 triệu khách mỗi năm (tính đến mùa đông năm 2017). Đây quả là một kiệt tác của nước Nhật, mình đọc thấy hay quá nên tổng hợp thông tin vào đây cho mọi người đọc.

Sân bay quốc tế Kansai được xây dựng để giải tỏa áp lực cho Sân bay quốc tế Osaka, vốn nằm gần thành phố hơn và lúc đó đã quá đông đúc (sân bay Osaka giờ vẫn mở cửa nhưng chỉ phục vụ các chặng bay nội địa). Sân bay có 2 nhà ga: Terminal 1 và Terminal 2. Trong đó Terminal 1 được thiết kế bởi kiến trúc sư Renzo Piano người Ý, nó là nhà ga sân bay dài nhất thế giới với chiều dài 1,7km. Sân bay này là trạm trung chuyển lớn cho các hãng hàng khôngNhật như ANA, Japan Airlines, Nippon Cargo Airlines...

Những năm 1960, khi vùng Kansai đang bị thất thế về mặt thương mại so với Tokyo, các nhà hoạch định chính sách ở đây đề xuất ý tưởng xây một sân bay mới gần Kobe và Osaka. Sân bay quốc tế Osaka khi đó đang bị bao quanh bởi các tòa cao ốc, nó cũng không thể mở rộng và người dân trong khu vực liên tục phàn nàn về tiếng ồn của máy bay.

Ở Tokyo, người dân lại đang phản đối việc sân bay quốc tế New Tokyo (giờ là sân bay Narita) được xây dựng trên phần đất chính quyền lấy từ người dùng. Vậy nên các nhà hoạt định chính sách quyết định sẽ xây dựng sân bay mới ở ngoài khơi. Sân bay này nằm trong một kế hoạt tổng thể lớn hơn để giúp kinh tế vùng Osaka đi lên.

Đang tải Kix_aerial_photo.jpg…

Ban đầu sân bay được dự tính sẽ xây gần thành phố Kobe nhưng thành phố từ chối nên nó phải dời vị trí về gần Vịnh Osaka. Và vì ở biển nên sân bay có thể hoạt động liên tục 24 giờ, không như sân bay tiền nhiệm nằm trong thành phố.

Một hòn đảo nhân tạo dài 4km và rộng 2,5km đã được lên kế hoạch. Các kĩ sư phải tính toán làm sao để hòn đảo có thể chịu được động đất và bão lớn cùng những con sóng có thể cao tới 3m. Hơn 1,2 triệu giếng cát (sand drains) phải được xây vào vùng bồi tích bên dưới để rút nước và làm cứng phần nền.

Việc xây dựng bắt đầu năm 1987, bức tường biển được làm từ đá và 48.000 trụ chắn sóng tetrapods (hình dưới) hoàn thành năm 1989, nó giống như là thành bể bơi để tránh không cho nước biển tràn vào. Người ta đã phải đào 3 ngọn núi để lấy đất cát xây dựng hoàn đảo này với sự lao động của hơn 10.000 nhân viên, 10 triệu giờ công và hơn 80 chiếc tàu chỉ để hoàn thiện phần đất nằm trên đáy biển (gói bên trong bức tường biển). Việc có thêm hoàn đảo nhân tạo cũng đã giúp gia tăng diện tích đất của khu vực Huyện Osaka (nguyên văn là Osaka Prefecture, prefecture là một đơn vị hành chính của Nhật) và giúp nó không còn là huyện nhỏ nhất nữa (Huyện Kagawa trở thành huyện nhỏ nhất).

Đang tải Tetrapods.jpg…

Năm 1990, một cây cầu dài 3km đã được xây dựng để nối hòn đảo với đất liền với giá trị hơn 1 tỉ USD. Cây cầu này không quá cao để cản trở máy bay, và cũng không quá thấp để cản trở tàu bè qua lại.

Hòn đảo được dự đoán là sẽ chìm 5,7m (lạc quan nhất) khi bắt đầu xây dựng vì sức nặng của các vật liệu, nhưng thực chất tới năm 1999 nó đã chìm 8,2m, nhiều hơn so với dự kiến.

Những bài học rút ra từ sân bay Kansai đã giúp nhiều cho việc xây dựng các sân bay mới trên đảo nhân tạo như sân bay New Kitakyushu, sân bay Kobe, sân bay Chūbu Centrair, và cả sân bay quốc tế Hong Kong nữa.

Năm 1991, việc xây dựng nhà ga bắt đầu được triển khai. Để bù lại phần bị chìm của hòn đảo, một số cột có thể điều chỉnh độ cao đã được thiết kế để hỗ trợ kết cấu nhà ga. Chúng có thể được mở rộng bằng cách chèn thêm những đĩa kim loại dày vào phần đế của cột, vậy nên khi hòn đảo bị chìm xuống một chút thì các cây cột sẽ nâng nhà ga lên để bù lại. Hệ thống cảm biến gắn trên cột nối với máy tính sẽ cho các kĩ sư biết họ cần làm gì.

Đang tải San_bay_Kansai_terminal.jpg…

Nhà chức trách nhật có đề xuất giảm chiều dài của nhà ga để tiết kiệm chi phí, nhưng kiến trúc sư Renzo Piano khăng khăng giữ chiều dài như thiết kế ban đầu và đã được chấp thuận. Sân bay bắt đầu mở cửa năm 1994.

Ngày 17/1/1995, Nhật Bản hứng chịu trận động đất Kobe với tâm chấn chỉ cách sân bay KIX khoảng 20km. Trận động đất này khiến 6434 người bị thiệt mạng trên đảo lớn Honshū, nhưng nhờ được thiết kế chống động đất nên sân bay gần như không bị hư hỏng gì, chủ yếu nhờ vào các mối nối có thể trượt nên khi rung lắc không làm gãy kết cấu. Ngay cả kính cửa sổ của sân bay cũng không bị ảnh hưởng gì. Năm 1998, sân bay tiếp tục "sống sót" sau khi hứng chịu cơn bão với sức gió lên tới 200 km/h.

Ngày 19/4/2001, sân bay KiX được vinh danh là 1 trong 10 công trình kiến trúc của thiên niên kỉ do người Mỹ trao tặng. Tới năm 2008, tổng chi phí dành cho KIX đã là 20 tỉ USD, bao gồm việc xây dựng, đất, 2 đường băng, các nhà ga và cơ sở vật chất nói chung. Đa số phần chi phí đội thêm là để giải quyết việc sân bay chìm nhanh hơn, vốn đã được dự tính trước vì Vịnh Osaka có tầng đất mềm. Năm 1994, tốc độ chìm của sân bay là 50cm / năm, tới năm 2008, nó giảm xuống còn 7cm / năm và năm 2015 chỉ còn 6cm / năm.

Đang tải do_chim_cua_san_bay_kansai.gif…
Mức độ chìm của hòn đảo mỗi năm​

Sân bay Kansai có hệ thống kiểm soát hành lý thuộc hành top và xịn nhất thế giới, hơn 10.000 hành lý đi qua sân bay mỗi ngày, nó được tự động hóa ở mức độ cao và hệ thống băng chuyền nhiều tầng.

Đang tải Kansai_International_Airport01n4272.jpg…

Quả là một cái sân bay thú vị, một kiệt tác của con người đúng không anh em?

Duy Luân/Tinh Tế

Tham khảo: Sân bay quốc tế Kansai,Web của thành phố KansaiWikipedia